2 việc nếu làm vào buổi sáng có thể gây hại cho gan không kém gì uống nhiều rượu bia

Ngoài những thói quen xấu như thức khuya, uống nhiều bia rượu, buổi sáng khi thức dậy mà làm 2 việc này thì cũng sẽ hại gan vô cùng.

Gan là một cơ quan quan trọng có nhiệm vụ giải độc trong cơ thể con người. Chất độc và chất thải vào cơ thể đều được bài tiết ra ngoài thông qua hoạt động của gan.

Khi gan bị tổn thương, chức năng giải độc cũng sẽ giảm, độc tố tích tụ trong cơ thể cũng nhiều hơn, gây ra nhiều vấn đề khác nhau, thậm chí gây hại cho sức khỏe của các mạch máu và đe dọa chức năng của các cơ quan khác. Đặc biệt, chính gan cũng bị tổn thương trầm trọng hơn.

2-viec-neu-lam-vao-buoi-sang-co-the-gay-hai-cho-gan-khong-kem-gi-uong-nhieu-ruou-bia

Có những người nhận thức được điều này và cố gắng tìm mọi cách để bảo vệ gan bằng cách ăn uống lành mạnh. Thế nhưng bên cạnh đó cũng có không ít người hàng ngày vẫn "chìm đắm" trong những thói quen xấu như uống nhiều rượu bia, ăn tối nhiều và muộn, thức khuya... mà không mảy may nghĩ đến lá gan của mình. Trên thực tế, đây đều là những hành vi cần phải thay đổi càng sớm càng tốt vì nó có thể đe dọa sức khỏe gan của bạn.

Ngoài những thói quen trên, buổi sáng khi thức dậy mà làm 2 việc này thì cũng sẽ hại gan vô cùng.

2-viec-neu-lam-vao-buoi-sang-co-the-gay-hai-cho-gan-khong-kem-gi-uong-nhieu-ruou-bia

Đầu tiên, thức dậy vào buổi sáng mà nhịn tiểu

Điều đầu tiên mà bạn nên làm vào buổi sáng sau khi thức dậy là đi tiểu. Tiến sĩ Daniel Palladi, một chuyên gia nghiên cứu về gan ở châu Âu, cho biết mọi người nên đi tiểu càng sớm càng tốt sau khi thức dậy vào buổi sáng. Đây là cách tốt nhất để có thể bài tiết chất độc tích lũy sau một đêm ngủ dài một cách kịp thời nhất. Sau một đêm, chất thải và độc tố được bài tiết qua nước tiểu và cần được đưa ra ngoài cơ thể. Nếu không được đưa ra ngoài, chất độc sẽ tiếp tục tích tụ trong cơ thể và bị phân hủy qua gan lần thứ hai.


Sau một đêm ngủ, chức năng gan vừa mới hồi phục, nhưng những độc tố này nếu tiếp tục quay trở lại gan thì chúng sẽ làm tăng thêm gánh nặng cho gan, khiến gan mệt mỏi và thậm chí ảnh hưởng đến lượng máu cung cấp cho gan.

Bí tiểu kéo dài cũng có thể dẫn đến trào ngược nước tiểu, có thể gây nhiễm trùng vi khuẩn ở thận và tuyến tiền liệt.

Vì vậy, đừng nhịn tiểu mỗi sáng thức dậy, hãy đi tiểu kịp thời để luôn khỏe mạnh.

2-viec-neu-lam-vao-buoi-sang-co-the-gay-hai-cho-gan-khong-kem-gi-uong-nhieu-ruou-bia

Thứ hai, không ăn sáng đầy đủ

Tiến sĩ Palladi cũng chỉ ra rằng, ăn quá nhiều có thể làm hỏng sức khỏe của đường tiêu hóa và gây ra sự gia tăng các gốc tự do trong cơ thể, dẫn đến tổn thương chức năng gan nghiêm trọng.

Nhiều người không ăn sáng, và nó đã trở thành một thói quen đôi khi chính họ cũng không nhận ra. Thực tế, không ăn sáng là thói quen vô cùng có hại. Có rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tác hại của việc không ăn sáng, bao gồm từ việc không thể giảm cân đến giảm tuổi thọ, tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính... Bên cạnh đó, không ăn sáng cũng có thể làm ảnh hưởng đến chức năng gan của bạn.

Ăn sáng đầy đủ có thể làm giảm sự bài tiết axit dạ dày và nó có tác dụng bảo vệ gan. Nếu nhịn ăn sáng, không chỉ gan mà toàn bộ cơ thể đều không được cung cấp năng lượng trong một thời gian dài. Thiếu năng lượng, gan cũng không thể hoạt động hiệu quả. Gan cần phải được cung cấp năng lượng thường xuyên nó sản xuất ra nhiều enzyme để thải độc tố. Muốn thải độc, gan phải làm việc chứ không phải nằm im mà thải được độc.

2-viec-neu-lam-vao-buoi-sang-co-the-gay-hai-cho-gan-khong-kem-gi-uong-nhieu-ruou-bia

Để tránh tổn thương gan, ngoài việc cải thiện 2 thói quen buổi sáng nói trên, tránh các thói quen ăn uống, sinh hoạt xấu xí, bạn cần chú ý cả những việc sau đây nữa:

- Vận động thường xuyên và dành thời gian nghỉ ngơi, không thức khuya, cố gắng ngủ trước 11 giờ tối, điều này sẽ đảm bảo gan có thời gian phục hồi tốt nhất.

- Có một chế độ ăn uống cân bằng. Điều chỉnh cấu trúc chế độ ăn uống, ăn nhiều thực phẩm chứa chất xơ, đảm bảo rằng phân được thông suốt, để tạo điều kiện cho việc tiết và bài tiết mật.

- Không tự ý uống thuốc mà cần hỏi ý kiến bác sĩ.

Theo Helino