2 vợ chồng sinh năm 1990 cùng lúc mắc ung thư gan, bác sĩ nói "thủ phạm" là một thói quen bảo quản trứng gà vô cùng nguy hiểm

Ăn trứng gà luộc buổi sáng tuy rất tốt cho sức khỏe nhưng cách bảo quản trứng gà của gia đình anh Liu mới thực sự có vấn đề.

Anh Liu Yuan và vợ là bạn học, cùng sinh năm 1990. Họ yêu nhau thời đại học, sau khi tốt nghiệp thì kết hôn một cách suôn sẻ. Sau khi cưới nhau, anh Liu mở tiệm cắt tóc nhỏ ở thị trấn, càng ngày cửa hàng càng đông khách. Điều ấy khiến thói quen ăn uống của anh Liu phải thay đổi, có khi đến 3-4 giờ chiều anh mới được ăn cơm trưa.

Vì lo chồng làm việc kiệt sức, mỗi sáng vợ anh đều luộc cho chồng một quả trứng gà, thi thoảng chị cũng ăn trứng luộc vào buổi sáng và cảm thấy rất tiện lợi, thói quen này đã kéo dài mấy năm nay. Gần đây, người chồng luôn cảm thấy mệt mỏi vô cớ, toàn thân đuối sức.

Lúc đầu anh nghĩ là do mình đi làm về mệt, nghỉ ngơi nhiều sẽ tốt hơn. Nhưng không ngờ 2 tuần sau anh bị đau bụng, tiêu chảy và sốt cao không khỏi.

Những triệu chứng tương tự dần xuất hiện trên người vợ, lúc này gia đình họ mới nhận ra được mức độ nghiêm trọng của vấn đề nên nhanh chóng đưa nhau đến bệnh viện khám sức khỏe.

Ở bệnh viện, sau khi bác sĩ kiểm tra alpha-fetoprotein phát hiện bất thường. Sau một loạt các cuộc siêu âm, bác sĩ kết luận cả 2 vợ chồng anh Liu đều đã mắc bệnh ung thư gan. Sau khi có kết quả, hai người họ vẫn không thể tin mình đã mắc ung thư gan, sau đó họ đã tìm ra nguyên nhân bệnh gan qua một lần nói chuyện của bác sĩ.

Sai lầm khi ăn trứng gà khiến cặp vợ chồng sinh năm 1990 cùng mắc ung thư gan


Ăn trứng gà luộc buổi sáng tuy rất tốt cho sức khỏe nhưng cách bảo quản trứng gà của gia đình anh Liu mới thực sự có vấn đề. Theo lời kể của người vợ, sau mỗi lần mua trứng ở chợ, họ sẽ cẩn thận rửa sạch trứng rồi mới cho vào tủ lạnh, cách làm này tưởng chừng rất sạch sẽ nhưng lại có thể gây nhiễm khuẩn cho trứng.

Lý do là vì trên vỏ trứng sống có một lớp màng nhỏ bao bọc làm cho trứng bóng bẩy và có cảm giác trơn láng. Lớp màng này có tác dụng ngăn ngừa bụi bẩn, vi khuẩn ở môi trường bên ngoài xâm nhập vào lòng trứng. Việc rửa trứng có thể làm vỡ lớp màng này và khiến vi khuẩn từ vỏ trứng xâm nhập, gây nguy hiểm khi ăn. Đặc biệt, trên vỏ trứng thường có chứa Salmonella - một loại vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm, trường hợp nặng có thể gây tê liệt, tử vong cho người ăn.

2-vo-chong-sinh-nam-1990-cung-luc-mac-ung-thu-gan-bac-si-noi-thu-pham-la-mot-thoi-quen-bao-quan-trung-ga-vo-cung-nguy-hiem

Ngoài ra, khi các vi sinh vật, vi khuẩn trong không khí sẽ xâm nhập vào bên trong trứng, ăn vào sẽ làm tăng độc tố trong gan và ảnh hưởng đến sức khỏe của gan, cuối cùng gây ung thư gan.

Từ trường hợp của gia đình anh Liu, bác sĩ khuyên các gia đình không nên rửa trứng trước khi cất vào tủ lạnh. Cách làm tốt nhất đó là chỉ lau hoặc rửa trứng ngay trước khi chế biến. Bạn chỉ nên dùng trứng trong vòng 30 ngày kể từ lúc mua, nếu để lâu sẽ mất chất dinh dưỡng. Ngoài ra, nên ăn trứng ngay sau khi nấu, không giữ trứng hoặc thực phẩm làm bằng trứng ở nhiệt độ phòng trong hơn 2 giờ hoặc 1 giờ nếu nhiệt độ phòng là 32 độ C hoặc nóng hơn.

Nếu có vấn đề về gan, cơ thể sẽ có những biểu hiện bất thường sau đây

1. Cơ thể suy nhược, trạng thái tinh thần không bình thường, dễ mệt mỏi và buồn ngủ;

2. Tóc dầu, tăng gàu và tóc bạc ở thái dương dù còn trẻ;

3. Da mặt xỉn màu, thiếu căng bóng, dễ mọc mụn trứng cá, mụn bọc;

4. Hơi thở có mùi hôi bất thường, miệng khô và đắng;

5. Cơ thể chảy máu bất thường, chảy máu lợi, chảy máu mũi, vết thương không dễ lành;

6. Bề mặt móng tay không bằng phẳng, mu bàn tay nổi gân xanh, móng có các đường dọc;

7. Nóng nảy, cáu kỉnh, dễ nổi nóng;

8. Nước tiểu vàng, phân đen, bồn cầu có màu, mùi hắc;

9. Bị sốt cao không rõ lý do, không dễ hạ sốt;

10. Chán ăn, da vàng, mắt vàng.

Theo GiaDinh