5 nhóm thực phẩm "đại kỵ" với người bị nhiễm khuẩn HP dạ dày

Chế độ ăn uống đặc biệt quan trọng với người bệnh đau dạ dày. Nếu ăn uống khoa học sẽ giúp bệnh mau lành, nhưng nếu ăn uống vô bổ, bừa bãi sẽ làm bệnh diễn tiến nặng hơn.

Vi khuẩn HP là loại vi khuẩn phát triển và sinh sống trong dạ dày, có tên đầy đủ là Helicobacter Pylori. Để có thể tồn tại, chúng đã tiến hành tạo ra Enzyme Urease nhằm trung hòa nồng độ Acid. Đây được xem là loại vi khuẩn có khả năng lây nhiễm cao bằng nhiều con đường khác nhau. 

Theo thống kê của một số tổ chức y tế thế giới, có đến 50% dân số bị nhiễm loại vi khuẩn trên. Tuy nhiên, quá trình phát triển và hình thành bệnh còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: tuổi tác, thói quen sinh hoạt, tình trạng sức khỏe,...

5-nhom-thuc-pham-dai-ky-voi-nguoi-bi-nhiem-khuan-hp-da-day

Ảnh minh họa

Theo các chuyên gia y tế, phần lớn người bị nhiễm vi khuẩn HP không có triệu chứng và cũng không bao giờ gây ra tổn thương ở dạ dày, như vậy người bị nhiễm và vi khuẩn Hp có thể chung sống hòa bình suốt đời. Tuy nhiên, một số ít trường hợp vi khuẩn Hp có thể gây ra viêm dạ dày, loét dạ dày-hành tá tràng và một tỉ lệ ít hơn nữa gây ung thư dạ dày. 

Cho đến hiện nay, khoa học vẫn chưa lí giải được, tại sao một số người nhiễm vi khuẩn Hp thì bị bệnh, còn những người khác bị nhiễm thì hoàn toàn bình thường.

Đối với người mắc bệnh về dạ dày thì chế độ ăn uống đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Nếu ăn uống khoa học sẽ giúp bệnh mau lành, nhưng nếu ăn uống vô bổ, bừa bãi sẽ làm bệnh diễn tiến nặng hơn.

Dưới đây là các thực phẩm mà người bị nhiễm khuẩn HP nên tránh:


Thức ăn cay

Các loại gia vị cay như tiêu, ớt, mù tạt chính là câu trả lời tiếp theo cho thắc mắc bị vi khuẩn Hp kiêng ăn gì. Sở thích ăn cay thường xuyên trong một thời gian dài chính là nguyên nhân gây loét dạ dày, làm suy yếu hệ thống tiêu hóa và khiến vi khuẩn Hp có cơ hội phát triển mạnh. Việc sử dụng thức ăn cay trong lúc dạ dày bị nhiễm HP cũng khiến các triệu chứng bệnh thêm tồi tệ và ảnh hưởng lớn đến quá trình điều trị.

5-nhom-thuc-pham-dai-ky-voi-nguoi-bi-nhiem-khuan-hp-da-day

Người bị HP dạy dày tuyệt đối không ăn nhiều các loại gia vị cay. Ảnh minh họa

Trái cây có nhiều axit

Trái cây phổ biến ở chọ Việt nhiều axit như cà chua, cam, quýt hay các loại trái cây có múi khác. Khi sử dụng, chúng sẽ làm tăng lượng axit trong dạ dày và khiến vết loét trở nên nghiêm trọng hơn, điều này càng khiến cho vi khuẩn Hp có cơ hội bùng phát mạnh. Bình thường các loại trái cây này rất tốt cho sức khỏe nhưng một khi đã bị nhiễm vi khuẩn Hp thì bạn nên hạn chế sử dụng chúng trong thực đơn.

Sô cô la

So cô la chứa nhiều caffein nên có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày, làm tăng cảm giác nóng rát, khó chịu khi bị nhiễm vi khuẩn Hp. Hơn nữa các loại kẹo hay thức uống có sô cô la đều sử dụng nhiều đường. Tiêu thụ quá nhiều chất ngọt có thể làm tăng phản ứng viêm ở tổn thương do vi khuẩn Hp gây ra.

Đồ ăn chứa chất béo không lành mạnh

Bao gồm thịt mỡ động vật, nội tạng, các món chiên xào, thức ăn nhanh. Chúng chứa nhiều chất béo không bão hòa nên cần nhiều thời gian hơn để tiêu hóa. Điều này có thể làm tăng gánh nặng cho dạ dày, dẫn đến đau bụng, đầy hơi và ảnh hưởng đến quá trình hồi phục của vết loét.

Ngoài ra, thói quen ăn đồ béo còn có thể khiến bạn bị tăng cân, suy giảm sức đề kháng, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và nhiều căn bệnh nguy hiểm khác. Do đó ngay cả khi vi khuẩn HP đã được điều trị khỏi thì bạn cũng nên hạn chế ăn nhóm thực phẩm này.

Các món muối chua

Dưa muối hay các món muối chua lâu ngày không chỉ chứa nhiều muối mà còn có nhiều axit. Hai thành phần này khi kết hợp với nhau sẽ gây kích ứng mạnh ở dạ dày và làm vết loét ăn sâu, lan rộng. Điều này có thể làm tăng nguy cơ gặp phải các biến chứng nguy hiểm như thủng dạ dày, xuất huyết dạ dày khi bị nhiễm vi khuẩn HP.

Theo GiaDinh