5 sai lầm về tiền bạc ở tuổi trung niên có thể khiến bạn phải hối hận khi nghỉ hưu

Cố đổi nhà to hơn hay cho con vào trường tư đắt đỏ khi chưa đủ tiền có thể khiến bạn hối hận sau này.

Có nhiều sai lầm bạn cần tránh khi bước vào lứa tuổi trung niên để bảo vệ nền tảng tài chính cũng như chăm sóc cho gia đình trước khi nghĩ về việc nghỉ hưu ở tuổi 50-60.

1. Làm việc chỉ để kiếm tiền trong ngắn hạn

Lứa tuổi trung niên là lúc kinh nghiệm và thu nhập của bạn đã đạt đến đỉnh cao, tuy nhiên, nếu chỉ làm việc cho mục tiêu trước mắt, bạn sẽ rất khó tạo ra những thành quả to lớn. Nhất là khi lạm phát tăng cao, bạn sẽ giật mình khi thấy thành quả mình tích lũy sau nhiều năm làm việc vất vả lại chẳng có được là bao.

Phương pháp để giải quyết vấn đề này vô cùng đơn giản: hãy đặt mục tiêu dài hạn.

Mục tiêu dài hạn có thể là một khoản bất động sản cỡ lớn, một sổ tiết kiệm ngân hàng nhiều con số, hay một cơ ngơi kinh doanh đồ sộ... Mục tiêu này sẽ tiêu tốn của bạn nhiều năm để hoàn thành. Chúng là những động lực tuyệt vời, giúp bạn nhìn về tương lai và định hình hoạt động hiện tại. 

Những việc làm hằng ngày của bạn nên có kết nối đến mục tiêu sau này. Nếu không, hãy xem xét lại và quyết định có nên đầu tư thời gian và tiền bạc cho chúng hay không. Để luôn tập trung vào mục tiêu dài hạn, bạn cần thiết lập kế hoạch cụ thể và không ngừng nghĩ về các giải pháp để hoàn thành mục tiêu của mình.


5-sai-lam-ve-tien-bac-o-tuoi-trung-nien-co-the-khien-ban-phai-hoi-han-khi-nghi-huu

Ảnh minh họa.

2. Mua thêm nhà vượt quá khả năng

Gia đình đông thêm hay các con lớn hơn, ngôi nhà ban đầu không còn đáp ứng đủ nhu cầu nữa. Bỗng nhiên, bạn muốn có thêm không gian cho con vui chơi và muốn con lớn lên ở nơi có nhiều bạn bè cùng tuổi. Ý muốn này khiến bạn nghĩ tới việc mua nhà rộng hơn, có vườn to thêm và ở khu vực dân trí cao. Nhưng điều này đồng nghĩa với việc khoản vay sẽ lớn hơn, tăng chi phí bảo trì và thuế bất động sản.

3. Không tiết kiệm cho thời điểm nghỉ hưu

Các chuyên gia về tiền thường nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bắt đầu tiết kiệm cho nghỉ hưu sớm - đặc biệt nếu bạn muốn đi đúng hướng để đạt mức 1,7 triệu đô la mà người Mỹ tin rằng bạn nên có ở tuổi 65.

Kaleb Paddock, nhà hoạch định tài chính được chứng nhận tại Ten Talents Financial Planning ở Parker, Colorado cho biết, một người ở độ tuổi 40 có cơ hội rất lớn để khai thác sức mạnh của lãi kép .

Không giống như lãi suất đơn giản, vốn chỉ kiếm được tiền lãi cho bạn bằng số tiền bạn đầu tư, lãi kép sẽ mang lại cho bạn tiền lãi từ tiền lãi. Điều đó có nghĩa là tiền của bạn tăng theo cấp số nhân khi bạn để tiền đầu tư vào quỹ hưu trí lâu hơn. Và thời gian là một thứ hàng hóa bạn không bao giờ có thể lấy lại.

"Bạn không thể tua lại đồng hồ cho tương lai của mình, vì vậy đây là một sai lầm bạn nên tránh. Hãy đặt mục tiêu dành 15% thu nhập để dành cho ‘tương lai", ông Paddock nói.

4. Chi tiêu quá nhiều vào con cái

Bạn thường có những danh sách dài cần phải chi tiêu cho bọn trẻ như gia sư, chơi thể thao, học nhảy, học phí trường tư, trại hè… Rất khó để nói "không" với những nhu cầu và đam mê của bọn trẻ. Thông thường, ta thực sự muốn làm mọi thứ cho con cái, không chỉ bởi ta yêu chúng mà còn bởi bố mẹ của bạn bè chúng, hàng xóm đều làm vậy.

Tuy nhiên, bước vào tuổi 40 là thời điểm tốt để đánh giá lại các giá trị tiền bạc đối với bạn và dạy bọn trẻ về xây dựng hệ thống giá trị của bản thân mình. Bằng cách đó, cả gia đình sẽ chi tiêu thời gian và tiền bạc vào thứ thực sự quan trọng, thay vì chỉ làm theo những gì hàng xóm đang làm.

5. Không có quỹ khẩn cấp đủ lớn

Khoản quỹ 50 triệu khi tuổi 22 có thể đủ khi bạn chỉ có một mình nhưng bây giờ bạn đã có gia đình lớn với rất nhiều vấn đề phát sinh có thể cần chi phí cao. Khi đó khoản dự phòng cũng phải to thêm. Chẳng hạn, khi trẻ, nếu mất việc, bạn có thể lang thang vài tháng, trả nhà thuê để chuyển về ở với bố mẹ. Thử tưởng tượng cảnh bạn mất việc lúc đang phải trả khoản vay mua nhà mỗi tháng và nuôi 3 đứa con tuổi ăn học.

Để không rơi vào cảnh bấn loạn như vậy, hãy luôn duy trì khoản quỹ đủ cho 3-6 tháng sinh hoạt của gia đình và có một khoản thu thụ động hay đầu tư nào đó để có thể rút từ từ trong khoảng thời gian dài.

Theo GiaDinh