7 cách ăn tỏi sai lầm nhiều người mắc khiến tỏi từ "thần dược" trở thành "thuốc độc"

Tỏi vừa là gia vị, vừa là vị thuốc quý giúp chữa nhiều bệnh. Thế nhưng nó cũng có thể biến thành thuốc độc nếu bạn không biết cách sử dụng đúng cách.

Tỏi là một gia vị không thể thiếu trong căn bếp của mỗi gia đình. Thực tế, tỏi có rất nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe, có thể nói đây là loại thực phẩm ngừa ung thư rẻ nhất và phổ biến nhất, ngoài ra tỏi còn có rất nhiều dinh dưỡng và là một loại dược liệu giá trị.

- Các hợp chất lưu huỳnh trong tỏi có tác dụng chống viêm và diệt khuẩn mạnh, tỏi cũng có thể làm giảm lượng đường trong máu và ngăn ngừa bệnh tiểu đường.

7-cach-an-toi-sai-lam-nhieu-nguoi-mac-khien-toi-tu-than-duoc-tro-thanh-thuoc-doc

- Tỏi có thể ngăn ngừa sự lắng đọng chất béo trong mạch máu, điều hòa huyết áp, tăng tính thấm của mạch máu, từ đó ức chế hình thành huyết khối, phòng ngừa xơ cứng động mạch.

- Tỏi còn có thể phòng ngừa cảm lạnh, chống mệt mỏi. tỏi cũng đóng vai trò rất tốt trong việc ngăn ngừa viêm âm đạo do nấm ở phụ nữ.

Mặc dù tỏi có rất nhiều lợi ích, nhưng nếu sử dụng tỏi sai cách thì sẽ rước bệnh vào thân.

1. Nấu quá chín tỏi


Tỏi khi đun quá chín, các hoạt tính là allicin sẽ bị phá huỷ, khi đó tỏi chỉ còn mùi mà không còn tác dụng tốt cho sức khoẻ.

Chất Allicin là một trong những hợp chất có chứa lưu huỳnh được tìm thấy trong tỏi giúp hạ lipid máu, chống đông máu, chống tăng huyết áp, chống ung thư, chống oxy hóa và tác dụng chống vi khuẩn.

7-cach-an-toi-sai-lam-nhieu-nguoi-mac-khien-toi-tu-than-duoc-tro-thanh-thuoc-doc

2. Tỏi để lâu

Hãy đảm bảo rằng tỏi mà bạn dùng với mục đích chữa bệnh vẫn còn tươi, chứ không phải là loại tỏi đã để quá lâu. Các hoạt chất trong tỏi tươi mạnh hơn, hiệu quả hơn rất nhiều so với tỏi đã để lâu. Tỏi hữu cơ là một lựa chọn tốt hơn cho sức khỏe.

3. Ăn thường xuyên, liên tục

Không ăn quá nhiều tỏi thường xuyên vì sẽ làm kích thích mắt, dễ gây ra viêm kết mạc mắt, dạ dày bị tổn thương. Mỗi ngày chỉ nên ăn dưới 15g/ngày là đủ.

4. Ăn tỏi nướng

Tỏi nướng ở nhiệt độ cao sản sinh acrylamide, kết hợp với thực phẩm khác có thể tạo ra benzopyrene, hợp chất làm tăng nguy cơ mắc ung thư cao gấp 2 lần.

7-cach-an-toi-sai-lam-nhieu-nguoi-mac-khien-toi-tu-than-duoc-tro-thanh-thuoc-doc

5. Ăn tỏi lúc đang đói hoặc chỉ ăn tỏi mà không ăn kèm các loại thực phẩm khác

Tỏi là loại thực phẩm cay, có nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe nhưng nếu bạn ăn tỏi nhiều khi đói sẽ có tác dụng ngược lại, khiến dạ dày của bạn bị kích thích mạnh, dẫn đến hiện tượng đau bụng. Nếu thường xuyên ăn lúc đói sẽ dẫn đến tổn thương dạ dày.

6. Ăn tỏi khi đang uống thuốc

Trong trường hợp đang uống một số loại thuốc như thuốc chống đông máu, thuốc điều trị HIV/AIDS... người bệnh không nên ăn tỏi, vì nó có thể tạo ra một số tác hại cho sức khỏe.

7. Ăn quá nhiều tỏi sống

Hàm lượng allicin trong tỏi sống khá cao. Nồng độ allicin càng cao, tác dụng chống ung thư càng mạnh nên nhiều người nghĩ rằng ăn tỏi sống càng nhiều càng tốt. Thực tế, chính sự kích thích mạnh mẽ khiến nhiều người không phù hợp dùng tỏi sống.

Người cao tuổi, có hệ tiêu hóa yếu, nếu tiêu thụ tỏi sống quá mức sẽ kích thích dạ dày, gây viêm dạ dày mãn tính, thậm chí phát triển thành ung thư dạ dày.

7-cach-an-toi-sai-lam-nhieu-nguoi-mac-khien-toi-tu-than-duoc-tro-thanh-thuoc-doc

Những người sau đây thì tuyệt đối không nên ăn tỏi bởi sẽ khiến tăng tình trạng của bệnh:

Bệnh nhân mắc các bệnh về mắt

Y học Trung Quốc cho rằng, tiêu thụ tỏi trong thời gian dài sẽ "làm tổn thương gan và mắt". Nghiên cứu y học hiện đại cũng phát hiện, những người mắc các bệnh về mắt như tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, viêm kết mạc, khô mắt… dùng lượng lớn tỏi trong thời gian dài, sẽ xuất hiện các triệu chứng như thị lực suy giảm, ù tai, chóng mặt, suy giảm trí nhớ.

Bệnh nhân tiêu chảy không do vi khuẩn

Tỏi có tác dụng diệt khuẩn, ăn tỏi sống có thể được sử dụng để ngăn ngừa và điều trị tiêu chảy do vi khuẩn. Tuy nhiên, khi mọi người bị tiêu chảy không do vi khuẩn, tuyệt đối không nên ăn tỏi, nguyên nhân là vì những bệnh nhân này ăn tỏi sẽ kích thích đường ruột, khiến niêm mạc ruột bị sung huyết và phù nề, từ đó làm nặng thêm tình trạng của bệnh.

Bệnh nhân viêm gan

Nhiều người nghĩ rằng ăn tỏi có thể phòng ngừa viêm gan, thậm chí còn có người vẫn ăn tỏi với số lượng lớn sau khi bị viêm gan, việc làm này hoàn toàn sai.

Trước hết, tỏi không tiêu diệt được virus viêm gan. Thứ hai, một số thành phần trong tỏi có thể kích thích đường tiêu hóa của con người, ức chế sự tiết dịch tiêu hóa và khiến cho các triệu chứng như buồn nôn và đầy hơi ở bệnh nhân viêm gan ngày càng nặng hơn.

Ngoài ra, các thành phần dễ bay hơi trong tỏi có thể làm giảm số lượng hồng cầu và huyết sắc tố trong máu, không có lợi cho việc phục hồi chức năng của bệnh nhân bị viêm gan.

Theo GiaDinh