7 thói quen chi tiêu cần phải bỏ ngay để không phải mỏi mòn ngóng lương dù chưa hết tháng

Nếu muốn có xe, mua được nhà khi đã ở tầm tuổi 30 nhưng chúng bạn thì trước hết hãy bỏ ngay những thói quen chi tiêu vô tội vạ sau đây.

1. Tiêu hết hạn mức tín dụng

7 thói quen chi tiêu cần phải bỏ ngay để không phải mỏi mòn ngóng lương dù chưa hết tháng - Ảnh 1.

Thẻ tín dụng là một công cụ hiệu quả giúp bạn mua sắm thuận tiện và tạo lịch sử tín dụng tốt nếu được sử dụng đúng cách. Nhưng quan trọng là bạn cần thanh toán đúng hạn toàn bộ số dư tín dụng hàng tháng.

Hãy cẩn thận với việc sử dụng tối đa hạn mức tín dụng và chỉ thanh toán ở mức tối thiểu. Bạn có thể dễ dàng rơi vào tình trạng nợ nần với cách chi tiêu như vậy.

2. Chi tiêu không có kế hoạch

7-thoi-quen-chi-tieu-can-phai-bo-ngay-de-khong-phai-moi-mon-ngong-luong-du-chua-het-thang

Nếu bạn không có ngân sách hàng tháng, tiền của bạn sẽ biến mất và bạn sẽ không biết nó đã đi đâu. Có quá nhiều người sống bằng số tiền họ kiếm được và sử dụng thẻ tín dụng để bù đắp các khoản chênh lệch. Nhưng khi bạn có kế hoạch để sống với số tiền ít hơn số tiền bạn làm ra và tiết kiệm cho những vấn đề đột xuất, bạn đã dẫn trước cuộc chơi.

3. Mua sắm giải sầu


7-thoi-quen-chi-tieu-can-phai-bo-ngay-de-khong-phai-moi-mon-ngong-luong-du-chua-het-thang

Rất nhiều người có thói quen này, mà khoa học cũng từng chứng minh rằng nó thực tế quả là có thể giúp bạn giải sầu. Nhưng với các nhà kinh tế học, thì đây là một thói quen vô cùng "độc hại" đối với túi tiền.

Đầu tiên là khi mua sắm với một tâm trạng không tốt, bạn rất dễ sa đà vào những món đồ không thực sự cần thiết. Ngay cả khi chúng không đáng mấy tiền, nhưng cộng lại thì mỗi năm bạn cũng ngốn mất một khoản đáng kể đó.

Thứ 2, hãy cân nhắc tính đúng đắn khi mua sắm chỉ để giải sầu. Thực sự, niềm vui hoàn toàn có được với giá rẻ hơn, thậm chí là miễn phí, như đi cafe cùng bạn bè, đi dã ngoại cùng cạ cứng, hoặc đơn giản chỉ là ra đường chơi một môn thể thao nào đó cũng được.

4. Chỉ tiết kiệm vào cuối tháng

Nếu bạn cho rằng nên chi tiêu trước và bỏ ống số tiền dư nếu còn, thì bạn hãy nghĩ lại. Bởi lẽ, khả năng là bạn sẽ chẳng còn xu nào sót lại để tiết kiệm hoặc số tiền còn lại quá ít ỏi. Khi sẵn tiền trong tay, bạn thường có xu hướng rút hầu bao cho những món đồ không thực sự cần thiết. Hãy coi bản thân là chủ nợ và trả cho mình trước tiên.

Hãy để riêng một khoản nhất định hàng tháng và đưa vào tài khoản tiết kiệm. Mặc dù khi mới bắt đầu tiết kiệm, khoản tiền này còn ít ỏi, nhưng qua thời gian, chúng sẽ là cứu tinh cho bạn trong những trường hợp cần thiết.

5. Ngại... mặc cả

7-thoi-quen-chi-tieu-can-phai-bo-ngay-de-khong-phai-moi-mon-ngong-luong-du-chua-het-thang

Đừng coi thường! Gọi là mặc cả nhưng tên khác của nó là "đàm phán", và đây thực sự là một kỹ năng hết sức quan trọng.

Ở đây, chúng ta không bàn đến việc phải mặc cả vài mớ rau, cái áo ngoài chợ. Nhưng bạn có thể mặc cả khi mua nhà, nội thất, thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính... (tất nhiên là đồ đã qua sử dụng thôi). Ngay cả khi muốn đăng ký tập gym, bạn cũng có thể mặc cả, chẳng sao hết.

6. Phụ thuộc nhiều vào tài chính gia đình

Thực trạng của nhiều người trẻ vẫn phụ thuộc quá nhiều tài chính từ bố mẹ hoặc người thân. Nguyên nhân có thể xảy ra khi lương quá thấp hoặc do thói quen thói quen tiêu tiền tệ không thể kiểm soát tài chính của mình.

Khi bắt đầu đi làm, bạn có thể tự chủ tài chính để thể hiện sự trưởng thành của mình. Hãy lập kế hoạch chi tiêu khoa học để vừa đáp ứng nhu cầu của cuộc sống cũng như tài chính cho gia đình.

7. Mua quần áo, phụ kiện chẳng liên quan đến tủ đồ

7-thoi-quen-chi-tieu-can-phai-bo-ngay-de-khong-phai-moi-mon-ngong-luong-du-chua-het-thang

Thi thoảng khi đi mua sắm, bạn mua một chiếc túi xách, một đôi giày, hay một món phụ kiện bất kỳ, nhưng rồi nhận ra là chúng chẳng thể phối cùng phần lớn số quần áo bạn đang có trong tủ.

Lúc này bạn sẽ làm gì? Nếu đơn giản chỉ là chấp nhận rằng mình đã bỏ phí một số tiền thì bạn may mắn đấy. Nhưng trên thực tế, có người tiếp tục mua sắm thêm đồ để kết hợp cùng món phụ kiện đó, và cuối cùng khoản tiền bỏ ra bỗng phình lên đáng kể.

Nguyên nhân một phần đến từ hiệu ứng Diderot - hiệu ứng tâm lý, khi con người ta bị ám ảnh bởi một món đồ mới mua, và rồi dẫn đến một chuỗi mua sắm điên cuồng. Để tránh mắc phải hiệu ứng này, hãy cân nhắc kỹ độ khả dụng của món đồ bạn chuẩn bị mua, chứ đừng xuất tiền quá vội vàng.

Theo GiaDinh