7 "thủ phạm" hàng đầu gây hôi miệng bạn cần tránh xa

Khi phát hiện ra “thủ phạm” gây hôi miệng để có cách chữa trị sớm, bạn sẽ không còn quá lo lắng mỗi khi giao tiếp với mọi người xung quanh.

Chứng hôi miệng hay còn được gọi là bệnh hôi miệng, hơi thở hôi là một chứng bệnh khi miệng một người phát ra hơi thở có mùi hôi hoặc mùi khó chịu khi nói.

7-thu-pham-hang-dau-gay-hoi-mieng-ban-can-tranh-xa

Hôi miệng có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn (Ảnh minh họa)

Không chỉ gây ra tình trạng mất tự tin, ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc, giao tiếp, chứng hôi miệng còn cảnh báo sức khỏe đang gặp vấn đề, thậm chí là nhiều bệnh nghiêm trọng. Dưới đây là các nguyên nhân phổ biến gây nên chứng hôi miệng bạn cần lưu ý.

Không vệ sinh răng miệng tốt

Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ là nguyên nhân hàng đầu gây nên chứng hôi miệng. Một nghiên cứu trên tờ International Journal of Oral Science cho biết vệ sinh răng miệng kém là nguyên nhân của 85% các trường hợp hôi miệng.

Khi thức ăn bị kẹt giữa răng và nướu răng, vi khuẩn sẽ xâm nhập gây nên mùi hôi như trứng thối, thậm chí như mùi phân. Ngoài ra, sự phát triển của vi khuẩn còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng.


Ăn thực phẩm có mùi

7-thu-pham-hang-dau-gay-hoi-mieng-ban-can-tranh-xa

Các gia vị, thực phẩm có mùi là một trong những nguyên nhân gây hôi miệng (Ảnh minh họa)

Một nguyên nhân khá phổ biến gây hôi miệng mà ai cũng có thể từng gặp phải đó là tiêu thụ các loại thức ăn hay đồ uống có mùi. Những loại thức ăn có mùi hôi sẽ xâm nhập vào máu và được đưa đến phổi, do đó sau khi ăn các loại thực phẩm rau củ hay gia vị có mùi nặng chẳng hạn như hành tây, tỏi… chúng sẽ gây ảnh hưởng đến mùi hơi thở mỗi khi bạn thở ra.

Ăn nhiều đồ ngọt

Ngoài những thực phẩm có mùi, chế độ ăn nhiều đường cũng là một nguyên nhân gây hôi miệng. Thực phẩm chứa nhiều đường là môi trường phát triển các vi khuẩn có hại trong miệng của bạn. Vi khuẩn có hại khi tiếp xúc với đường và tiêu thụ sẽ sản sinh các axit bào mòn phần khoáng chất của men răng, gây hại cho răng, từ đó có thể gây sâu răng và hôi miệng.

Không uống đủ nước

Cơ thể bị mất nước có thể khiến bạn tiết ít nước bọt, do đó không thể làm sạch các vi khuẩn gây mùi. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nước bọt mà chúng ta tiết ra sẽ tạo điều kiện sống cho các tế bào trong miệng, khi giảm tiết nước bọt, các tế bào sẽ bắt đầu chết đi và bốc mùi. Do vậy, để hạn chế tình trạng hôi miệng bạn nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.

Gặp vấn đề về tiêu hóa

7-thu-pham-hang-dau-gay-hoi-mieng-ban-can-tranh-xa

Chứng trào ngược dạ dày có thể khiến hơi thở bạn có mùi (Ảnh minh họa)

Nguyên nhân gây hôi miệng có thể do dạ dày tiêu hóa kém, mắc bệnh táo bón hoặc rối loạn đường ruột. Nếu bạn thường xuyên bị trào ngược axit dạ dày cũng có thể gây hôi miệng, mùi hôi từ thực phẩm được tiêu hóa gần đây có thể dễ dàng di chuyển trở lại thực quản đến vùng miệng.

Căng thẳng

Nước bọt đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe của chúng ta từ khi bắt đầu tiêu hóa đến việc chống lại vi khuẩn xấu trong miệng. Lo lắng và căng thẳng có thể gây ra xerostomia hoặc khô miệng do lượng nước bọt trong miệng ít. Nếu không sản sinh nước bọt với lượng cần thiết, có thể gây ra chứng hôi miệng.

Uống nhiều rượu bia

Uống nhiều rượu bia cũng có thể khiến hơi thở của bạn có mùi, điều này xảy ra khá phổ biến ở nam giới. Khi càng uống rượu thường xuyên sẽ càng có nhiều khả năng gặp phải triệu chứng hôi miệng. Việc tiêu thụ rượu quá mức sẽ làm giảm sản xuất nước bọt, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây mùi phát triển.

Theo GiaDinhVietNam