7 thực phẩm 'đầu độc' bộ não của trẻ mà không ít cha mẹ vẫn vô tư cho con dùng

Những thực phẩm này khiến trẻ suy giảm trí nhớ, tiếp thu kém, tư duy chậm… dùng nhiều và lâu dài sẽ ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển của não bộ của trẻ.

Bột ngọt (mì chính)

Mì chính là thành phần chủ yếu chứa nhiều trong bột ngọt, khi tiêu hóa sẽ phân giải thành glutamic axit, rất hay được dùng để làm tăng vị ngon ngọt của thức ăn nhưng trong loại gia vị lại tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng đến quá trình truyền thông tin của hệ thần kinh, cơ thể bị thiếu kẽm gây hại cho sức khỏe của trẻ làm chậm phát triển trí thông minh ở bé.

Bác sĩ cũng khuyến cáo là trẻ em khi 1 tuổi không nên dùng mì chính trong các món ăn hàng ngày, bé ở độ tuổi lớn hơn bạn cũng nên thận trọng và chú ý lượng mì chính sử dụng để tránh gây hại cho não bé. 

Thực phẩm chiên rán

Thực phẩm chiên rán sau một thời gian sẽ bị biến chất, những chất này sau khi được hấp thụ sẽ biến chuyển thành những chất ảnh hưởng không tốt cho cơ thể, làm tổn hại đến trí não và quá trình phát triển trí tuệ ở trẻ. Chất nhôm thường có trong các loại thực phẩm sử dụng nhiều dầu như khoai tây chiên, quẩy chiên, gà rán…nếu ăn nhiều sẽ khiến trẻ trở nên thiếu linh hoạt, phản ứng chậm chạp.

7-thuc-pham-dau-doc-bo-nao-cua-tre-ma-khong-it-cha-me-van-vo-tu-cho-con-dung


Chất nhôm có nhiều trong khoai tây chiên làm ảnh hưởng sự phát triển não bộ của trẻ. (Ảnh minh họa)

Thực phẩm chứa nhiều đường

Đường trắng và những thực phẩm có chứa thành phần là đường thường có tính axit, sử dụng lâu ngày sẽ gây ra các vấn đề về thần kinh như suy giảm trí nhớ, tiếp thu kém, tư duy chậm…không tốt cho sự phát triển của não bộ của trẻ. Ngoài ra, thực phẩm chứa nhiều đường còn cản trở việc tìm tòi, khám phá, sáng tạo của trẻ trong giai đoạn bắt đầu nhận thức và tiếp xúc với môi trường bên ngoài rộng lớn. Các mẹ lưu ý không nên cho trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt như bánh kẹo, nước ngọt…để bảo vệ sự phát triển của não và hạn chế sâu răng.

Thực phẩm chứa nhiều muối

Ăn mặn là thói quen không tốt cho sức khỏe không chỉ ở người lớn mà còn ở trẻ nhỏ. Chế độ ăn uống những thực phẩm chứa nhiều muối sẽ ảnh hưởng đến huyết áp, bệnh tim mạch và thận, hàm lượng muối quá cao trong cơ thể ảnh hưởng đến khả năng nhận thức và gây thiếu máu ở não bộ dẫn đến não bé chậm phát triển, gây mất trí nhớ và lão hóa sớm. Vì vậy, mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn các đồ ăn chế biến có lượng muối cao như dưa, cải muối, thịt muối hay cà muối.

7-thuc-pham-dau-doc-bo-nao-cua-tre-ma-khong-it-cha-me-van-vo-tu-cho-con-dung

Hàm lượng muối quá cao trong cơ thể ảnh hưởng đến khả năng nhận thức và khiến não bé chậm phát triển. (Ảnh minh họa)

Thức ăn nhanh

Theo nghiên cứu của Đại học Montreal (Canada) thức ăn nhanh có thể thay đổi các chất hóa học trong não bộ, dẫn đến những triệu chứng trầm cảm và lo âu, làm chậm hoạt động của não. Theo các chuyên gia, những thực phẩm này tác động tiêu cực đến sự sản sinh dopamine – một chất hóa học quan trọng giúp thúc đẩy nhận thức, khả năng học hành, tăng cường trí nhớ ở trẻ. Trong thức ăn nhanh có chứa nhiều chất lipid peroxide có thể làm thay đổi các hóa chất trong não gây tác động xấu tới hệ thần kinh ở não bộ.

Mì tôm

Một số trẻ em rất thích ăn mì tôm vì nó ngon và dễ chế biến. Tuy nhiên mì tôm là thực phẩm tinh bột đã qua quá trình tinh chế, những thành phần có lợi như vitamin B và đường gluco đã giảm đi đáng kể và chỉ còn lại chất cacbon hydrat. Chất hóa học này sẽ làm giảm sự hoạt động của các nơron thần kinh, làm ảnh hưởng đến sự phát triển trí thông minh của trẻ.

7-thuc-pham-dau-doc-bo-nao-cua-tre-ma-khong-it-cha-me-van-vo-tu-cho-con-dung

Mì tôm làm ảnh hưởng đến sự phát triển trí thông minh của trẻ. (Ảnh minh họa)

Thực phẩm đã qua chế biến

Thịt là thực phẩm có chứa nhiều protein cung cấp năng lượng cho cơ thể, nhưng các chuyên gia khuyến cáo không nên cho trẻ ăn những thực phẩm có chứa protein đã qua chế biến như xúc xích, lạp xưởng, thịt xông khói…nó sẽ làm cho trẻ kém tư duy, chậm phát triển trí thông minh.

Theo mevacon/PhuNuNews