Bị nhiệt miệng thì hãy làm ngay 5 hành động này để giúp giảm sưng đau

Thời tiết nắng nóng cùng với việc thu nạp nhiều đồ cay nóng có thể khiến cơ thể phản ứng bằng nhiều dấu hiệu khác nhau, nếu đang phải chịu đựng cảm giác đau rát mỗi khi ăn uống do nhiệt miệng thì hãy đọc ngay bài viết này.

bi-nhiet-mieng-thi-hay-lam-ngay-5-hanh-dong-nay-de-giup-giam-sung-dau

Đặc biệt là trong thời điểm kỳ nghỉ Tết vừa trôi qua chưa lâu, các loại bánh mứt hẳn vẫn còn chất đầy trong tủ thì khó mà tránh được tình trạng khoang miệng dễ bị nổi nốt nhiệt gây khó chịu. Nhiệt miệng tuy là bệnh lành tính nhưng khiến người mắc ăn uống không ngon, đau rát khó chịu dẫn đến khả năng học tập và làm việc bị ảnh hưởng.

Thay vì dùng thuốc các chuyên gia sức khỏe cho rằng bạn hoàn toàn có thể cải thiện được cảm giác đau rát bằng các cách đơn giản dưới đây:

Ưu tiên ăn các món mềm và có tính mát

bi-nhiet-mieng-thi-hay-lam-ngay-5-hanh-dong-nay-de-giup-giam-sung-dau
Ảnh: Facebook

Hãy hạn chế hết mức có thể việc dung nạp các món ăn nhiều dầu mỡ hoặc có tính nóng như bánh chưng, nem rán, gà luộc… bởi chúng sẽ khiến cho tình trạng nhiệt miệng thêm trầm trọng hơn. Thay vào đó, các món ăn mềm, chứa nhiều chất xơ và vitamin như rau củ quả sẽ giúp làm dịu cơn đau rát và se nhỏ nốt nhiệt hiệu quả.

Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ


bi-nhiet-mieng-thi-hay-lam-ngay-5-hanh-dong-nay-de-giup-giam-sung-dau
Ảnh: Facebook

Vi khuẩn tích tụ qua những lần lười vệ rinh răng miệng có thể tấn công và gây ra nốt nhiệt. Vì vậy bạn cần chú ý đánh răng kỹ lưỡng và dùng nước súc miệng hằng ngày để làm sạch mảng bám thực phẩm cùng vi khuẩn còn tồn đọng lại. Việc làm này vừa giúp giảm nguy cơ bị nhiệt miệng, vừa làm chậm sự lan rộng của nốt nhiệt nếu chẳng may mắc phải.

Hạn chế tiêu thụ đồ uống có cồn, axit và caffeine

bi-nhiet-mieng-thi-hay-lam-ngay-5-hanh-dong-nay-de-giup-giam-sung-dau
Ảnh: Facebook

Rượu bia, nước ngọt có ga hay cà phê… đều là kẻ thù của tình trạng nhiệt miệng, chúng có thể gây kích ứng vùng nhiệt và làm chậm quá trình hồi phục các tổn thương trong khoang miệng. Tốt nhất là bạn chỉ nên uống thật nhiều nước lọc khi bị nhiệt miệng nhé.

Tránh xa đồ cay nóng

bi-nhiet-mieng-thi-hay-lam-ngay-5-hanh-dong-nay-de-giup-giam-sung-dau
Ảnh: Hotdeal

Bất kỳ món ăn nào quá cay hoặc quá nóng đều có thể gây bỏng vùng nướu và các vùng da bên trong miệng. Hơn nữa nếu đang bị nhiệt miệng sẵn mà còn ăn những món này thì đừng thắc mắc tại sao mình lại muốn nổi cáu với cả thế giới nhé. Thế nên dù có thèm lẩu thái, gà nướng muối ớt hay xoài lắc tới đâu đi nữa thì cũng phải nhanh chóng kìm nén trước khi cảm giác đau rát và nhức nhối ùa đến.

Uống nhiều nước

bi-nhiet-mieng-thi-hay-lam-ngay-5-hanh-dong-nay-de-giup-giam-sung-dau

Ảnh: Facebook

Mặc dù đã có đề cập ở điều thứ 3, thế nhưng vẫn cần phải nhấn mạnh thêm một lần nữa về tầm quan trọng của việc uống nước để đẩy lùi tình trạng nhiệt miệng đáng ghét. Nước sẽ giúp hòa tan các độc tố trong cơ thể đồng thời loại bỏ chúng ra ngoài thông qua hệ bài tiết một cách nhanh chóng  và đơn giản nhất, nhờ đó giảm thiểu khả năng bị nhiệt miệng và đẩy nhanh tốc độ hồi phục vết thương.

Ngoài ra, bạn có thể chữa nhiệt miệng bằng một số cách sau:

- Nước cốt dừa: Nghiền nát cùi dừa rồi ép lấy nước để súc miệng 3-4 lần/ ngày. Nước cốt dừa chứa dầu dừa giúp diệt khuẩn, làm sạch miệng làm dịu cơn đau, nhanh lành các vết loét do nhiệt gây ra.

- Nước hạt rau mùi: Dùng 1 thìa hạt rau mùi, với 1 cốc nước đun sôi, bỏ hạt dùng nước để súc miệng. Dùng 3-4 lần/ ngày. Nước hạt rau mùi có tác dụng kháng khuẩn, chữa hôi miệng, nhiệt miệng cực hiệu quả.

- Nước củ cải: Dùng 300g củ cải trắng giã lấy nước cốt hòa cùng 1 ít nước lọc, dùng súc miệng 3 lần/ ngày, sau 2 ngày là bệnh khỏi hẳn.

- Nước khế chua: Dùng 2-3 quả khế chua, giã nát rồi cho vào nồi đổ ngập nước đun sôi, để nguội, lấy ngậm nuốt dần. làm như vậy nhiều lần trong ngày mỗi khi bạn thời gian rảnh rỗi không phải ăn hoặc nói nhiều.

- Nước ép cà chua sống: Dùng nước ép cà chua để ngậm rồi nuốt dần như nước khế hoặc bạn có thể nhai sống cà chua. Dùng từ 3-4 lần/ ngày công hiệu sẽ rất nhanh.

- Ngậm chất chát: Các chất chát như trà xanh, trà khô, quả sung, vỏ xoài, húng chanh,…giúp kháng khuẩn, giải nhiệt miệng, khử mùi hôi hiệu quả.

- Ngoài các cách trên bạn có thể súc miệng bằng nước nóng hay nước lạnh, chườm đá để làm giảm sự sưng đau của các vết loét.

Bên cạnh đó, việc giữ tinh thần vui tươi và tránh căng thẳng được cho là có thể làm dịu cơn đau mà vết giộp trong miệng gây ra, đồng thời giúp củng cố hệ miễn dịch trước sự tấn công của vi khuẩn khiến nốt nhiệt lan rộng. Những lưu ý trên đây cũng rất cần thiết với người bình thường, vậy nên bạn hãy áp dụng ngay cho mình và chia sẻ với người thân để bảo vệ sức khỏe được tốt hơn nhé. Bạn còn biết đến mẹo hay chữa nhiệt miệng nào khác hãy chia sẻ để mọi người cùng tham khảo nhé!

Theo Bestie