Cả gia đình 4 người ngộ độc nặng sau bữa cơm tối, "thủ phạm" là loại chất độc nguy hiểm bậc nhất, thường có mặt trong loại thịt mà chúng ta hay ăn

Trường hợp này xảy ra tại huyện Hoài An, thành phố Trương Gia Khẩu, tỉnh Hà Bắc.

Càng ngày, chúng ta càng có nhiều sự lựa chọn về thực phẩm hơn. Tuy nhiên trong thời đại ngày nay, chuyện ăn ngon không phải là yếu tố duy nhất quyết định chất lượng cuộc sống mà còn cần phải tìm thực phẩm bổ dưỡng, an toàn cho sức khỏe.

Trang tin The Paper của Trung Quốc từng đưa tin về trường hợp một gia đình 4 người nhập viện do ngộ độc thực phẩm nặng tại huyện Hoài An, thành phố Trương Gia Khẩu, tỉnh Hà Bắc.

Được biết, vào ngày 15/7, cậu bé Lý Quang (14 tuổi) cùng bố đến thăm ông bà ở huyện Hoài An. Bữa tối ngày hôm đó, bố của Lý Quang đã mua về nhà trứng cút đóng gói, xúc xích, giăm bông, thịt hộp, chân gà muối... trong chợ gần nhà để về ăn kèm với món bánh bao.

Bữa tối diễn ra tốt đẹp. Tuy nhiên sáng hôm sau, Lý Quang bỗng có dấu hiệu buồn nôn, nôn, chóng mặt, mệt mỏi và nhiều triệu chứng khác. Ban đầu, cậu bé được bệnh viện địa phương chẩn đoán là viêm dạ dày ruột cấp tính và được điều trị bằng truyền dịch.

ca-gia-dinh-4-nguoi-ngo-doc-nang-sau-bua-com-toi-thu-pham-la-loai-chat-doc-nguy-hiem-bac-nhat-thuong-co-mat-trong-loai-thit-ma-chung-ta-hay-an
 
ca-gia-dinh-4-nguoi-ngo-doc-nang-sau-bua-com-toi-thu-pham-la-loai-chat-doc-nguy-hiem-bac-nhat-thuong-co-mat-trong-loai-thit-ma-chung-ta-hay-an

Bữa tối khiến cả gia đình vào viện nguy kịch có món trứng cút đóng gói, xúc xích, giăm bông, chân gà muối, thịt hộp...

Chiều cùng ngày, bố, ông và bà của Lý Quang cũng xuất hiện các triệu chứng tương tự. Tình trạng của ông nội xấu hơn nên đã được đưa đến Bệnh viện số 1 Trương Gia Khẩu để điều trị.


Vào sáng sớm ngày 17 tháng 7, cậu bé Lý Quang được chuyển vào phòng cấp cứu của bệnh viện nhưng đã không may qua khỏi. Sau đó, lần lượt 3 người còn lại trong gia đình cậu bé cũng được đưa đến phòng cấp cứu tại bệnh viện này.

ca-gia-dinh-4-nguoi-ngo-doc-nang-sau-bua-com-toi-thu-pham-la-loai-chat-doc-nguy-hiem-bac-nhat-thuong-co-mat-trong-loai-thit-ma-chung-ta-hay-an

Cả gia đình 4 người phải nhập viện cấp cứu vì ngộ độc. (Hình minh họa)

Sau khi thăm hỏi bệnh sử và thăm khám chi tiết, bác sĩ đã thực hiện xét nghiệm máu và chất nôn của 3 người. Kết quả khiến bác sĩ sửng sốt: Trong ruột của bệnh nhân có chứa botulinum nhóm A - một chất độc vô cùng nguy hiểm cho tính mạng con người.

Vì sao cả gia đình 4 người ngộ độc vì botulinum?

Theo các bác sĩ Bệnh viện số 1 Trương Gia Khẩu, botulinum là một loại protein được sinh ra từ vi khuẩn Clostridium botulinum.

ca-gia-dinh-4-nguoi-ngo-doc-nang-sau-bua-com-toi-thu-pham-la-loai-chat-doc-nguy-hiem-bac-nhat-thuong-co-mat-trong-loai-thit-ma-chung-ta-hay-an

Vi khuẩn Clostridium botulinum.

Các vi khuẩn botulinum phát triển mạnh và tạo ra độc tố trong môi trường có ít oxy, chẳng hạn như trong thực phẩm đóng hộp tại nhà. Đặc biệt là thịt xông khói, thực phẩm đóng hộp chưa được chế biến kỹ, thức ăn ôi thiu, thịt cá hộp để lâu ngày. Ở một số khu vực, nó cũng liên quan đến việc tiêu thụ tempeh, tương đậu, đậu phụ thối và cá, thịt lợn và gan lợn kém chất lượng.

Trong trường hợp của gia đình cậu bé Lý Quang, rất có thể gia đình họ đã ăn phải những thực phẩm đóng hộp kém chất lượng, để lâu ngày dẫn đến ôi thiu.

ca-gia-dinh-4-nguoi-ngo-doc-nang-sau-bua-com-toi-thu-pham-la-loai-chat-doc-nguy-hiem-bac-nhat-thuong-co-mat-trong-loai-thit-ma-chung-ta-hay-an

Botulinum có độc tính cao, chỉ cần một lượng rất nhỏ cũng đủ gây ngộ độc cho người. Khi bạn ăn phải thực phẩm có chứa độc tố, nó sẽ phá vỡ chức năng thần kinh, gây tê liệt. Người bị ngộ độc thường bị chóng mặt, nôn mửa, yếu cơ, khó thở, thậm chí tử vong trong trường hợp nặng.

Các dấu hiệu và triệu chứng của ngộ độc botulinum thường bắt đầu từ 12 đến 36 giờ sau khi chất độc xâm nhập vào cơ thể bạn. Tùy thuộc vào lượng độc tố đã được tiêu thụ, thời gian bắt đầu của các triệu chứng có thể từ vài giờ đến vài ngày. Các dấu hiệu và triệu chứng của ngộ độc botulinum bao gồm:

- Khó nuốt hoặc nói

- Khô miệng

- Yếu mặt ở cả hai bên mặt

- Sụp mí mắt

- Khó thở

- Buồn nôn, nôn mửa và đau quặn bụng

- Tê liệt

Làm sao để phòng tránh ngộ độc botulinum hiệu quả?

Các bác sĩ khuyến cáo để tránh bị ngộ độc, mọi người cần bảo quản thực phẩm cẩn thận. Đặc biệt là các loại đồ hộp, thịt nguội, thịt chế biến sẵn, nếu đồ hộp có tình trạng căng phồng ở hai đầu hoặc thực phẩm bị thay đổi màu sắc, mùi vị thì không nên ăn... thậm chí kể cả khi đã nấu chín cũng không thể ăn.

Các loại ngũ cốc, các loại đậu cũng có thể bị ô nhiễm bởi botulinum, vì vậy không được ăn thực phẩm lên men hoặc hư hỏng.

Theo Tri thức trẻ