Cảnh báo: Dùng điện thoại khi đang lái xe ô tô sẽ bị xử phạt?

Cảnh báo: Dùng điện thoại khi đang lái xe ô tô sẽ bị xử phạt - mọi người hãy chú ý ngay để tránh vi phạm cũng là tự đảm bảo an toàn cho mình và mọi người.

Tại hội thảo công bố nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại di động trong khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông vào sáng nay (16/1), nhóm nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Giao thông vận tải Việt Đức đã thực hiện quan sát trên 210.000 người điều khiển phương tiện có hành vi sử dụng điện thoại di động trong khi lái xe tại 9 địa điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương.

Trung tâm Nghiên cứu Giao thông Vận tải Việt Đức đã công bố các nghiên cứu về hành vi sử dụng điện thoại di động khi tham gia giao thông ở Việt Nam. Đây là hành vi uy hiếp an toàn đã được cảnh báo và xử phạt trong một số nghị định, nhưng chưa được luật hoá.

Theo TS Vũ Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm, nhóm nghiên cứu đã thực hiện quan sát trên 210.000 người điều khiển phương tiện có hành vi sử dụng điện thoại khi lái xe tại 9 địa điểm ở TP HCM và Bình Dương.

Cảnh báo: Dùng điện thoại khi đang lái xe ô tô sẽ bị xử phạt?

Kết quả cho thấy, tỷ lệ sử dụng điện thoại khi đang điều khiển phương tiện hàng ngày cao nhất rơi vào nhóm lái xe tải (50%), tiếp đến là lái xe con (39%), nhóm lái xe khách/xe buýt (37%) và thấp nhất là nhóm lái xe máy (8%).

Hình thức sử dụng phổ biến là gọi điện thoại dạng cầm tay và nhắn tin, có rất ít người gọi điện thoại dạng rảnh tay (handsfree). Người điều khiển xe đạp điện có tỷ lệ sử dụng điện thoại di động cao gấp khoảng 32-38 lần so với người đi xe máy và xe đạp.


Đường nông thôn có tỷ lệ người vi phạm cao nhất (khoảng 11 xe vi phạm trên mỗi 1.000 xe quan sát được).

Trong những người sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển phương tiện, chỉ khoảng 6% dừng hẳn xe vào lề đường, 33% chuyển vào làn giáp lề và đi chậm lại, còn khoảng 61% vẫn giữ tốc độ xe chạy như các xe khác trên đường.

Khoảng 50-60% người được phỏng vấn trả lời rằng họ vẫn điều khiển xe chạy bình thường khi sử dụng điện thoại di động. Đa phần cho rằng họ tin vào khả năng kiểm soát tay lái.

Với điện thoại rảnh tay (Bluetooth), từ kinh nghiệm của các nước phát triển (như Mỹ, Đức, Nhật Bản… luật cho phép sử dụng điện thoại rảnh tay) có thể cho phép sử dụng các công nghệ kết nối như Bluetooth giúp người lái xe có thể liên lạc qua điện thoại nhưng hoàn toàn rảnh tay để có thể tập trung lái xe an toàn, kèm theo đó là các hướng dẫn, khuyến cáo chặt chẽ và cụ thể khi sử dụng loại điện thoại rảnh tay trong khi điều khiển phương tiện.

Tuy nhiên, việc sử dụng điện thoại trong khi điều khiển phương tiện gây ra 6%- 8% tổng số vụ tai nạn giao thông. Nhóm nghiên cứu đã đề xuất cấm hoàn toàn hành vi sử dụng điện thoại di động cầm tay khi điều khiển phương tiện giao thông. Cơ quan quản lý Nhà nước nâng cao mức phạt hành chính để tăng mức răn đe; tăng cường tuần tra xử phạt...

Cơ quan quản lý Nhà nước nâng cao mức phạt hành chính và bổ sung hình phạt đối với hành vi sử dụng điện thoại nhắn tin hoặc nghe gọi để đủ mức độ răn đe đối với người điều khiển ôtô; tăng cường công tác tuần tra xử phạt; nâng cao nhận thức của người dân về tác hại nguy hiểm của hành vi sử dụng điện thoại trong lúc lái xe...

Theo Nghị định 46 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt, người dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển ôtô chạy trên đường sẽ bị phạt tiền 600.000-800.000 đồng và tước giấy phép lái xe 1-3 tháng.

Theo tieudung