Chuyên gia cảnh báo tác hại khi ăn cá ươn

Cá tươi ngon là nguồn thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng cho sức khỏe tuy nhiên nếu ăn phải cá ươn, cá chết sẽ gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe.

Cá là thực phẩm giàu đạm và omega 3, một loại axit béo lành mạnh mà cơ thể không tự sản xuất ra được. Omega 3 đóng vai trò thiết yếu trong não và được chứng minh làm giảm viêm, giảm nguy cơ bệnh tim, có lợi cho sự phát triển thai nhi trong bụng mẹ. Nhưng nếu không may, hoặc cố tình ăn phải cá đã bị ươn thì nguy cơ sẽ gây hại cho sức khỏe.

Theo PGS.TS. Phan Thị Sửu – Hội Khoa học Kỹ thuật An toàn Thực phẩm Việt Nam, các loại thực phẩm từ cá đầu tiên phải đảm bảo yếu tố tươi ngon. Tươi ngon không chỉ là điểm chất lượng của cá mà nó còn đảm bảo không xảy ra ngộ độc thực phẩm do ăn cá ươn.

chuyen-gia-canh-bao-tac-hai-khi-an-ca-uon

 Tránh ăn cá ươn, chết vì dễ nhiễm khuẩn gây ngộ độc. Ảnh minh họa

Bình thường cá sống hoặc cá vừa đánh bắt thì không có vi khuẩn. Khi cá chết, hệ thống miễn dịch suy yếu và vi khuẩn được tự do sinh sôi phát triển. Trong quá trình phân hủy sẽ tạo thành các axit hữu cơ gây mùi hôi và làm biến đổi màu sắc, thành phần đạm histidin. Chất đạm này chuyển hóa tạo thành axit amin độc có tên là histamin.

Khi vi khuẩn sinh sôi nhiều, lượng histamin cũng tăng lên theo và tích lũy trong thịt hải sản. Histamin rất nguy hiểm vì chịu được nhiệt, vẫn có thể gây độc dù đã được nấu chín.


Ngộ độc dạng này sẽ dẫn đến tình trạng ói mửa, nổi mẩn ngứa, tiêu chảy, đau đầu... Ngộ độc histamin thường thấy khi ăn phải các loại cá ngừ, cá thu, cá nục, cá trích... đã bị ươn hoặc bị ướp các loại hóa chất không an toàn.

Còn theo bác sĩ Trần Văn Ký, chuyên gia vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc Hội Khoa học Kỹ thuật An toàn Thực phẩm Việt Nam, thịt cá ươn, chết khi phân hủy sẽ sinh ra độc tố. Người ăn phải loại cá ngày có thể bị ngộ độc cấp tính như rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, khó tiêu, đau bụng, tiêu chảy...

Nhấn mạnh thêm điều này, ttiến sĩ Đàm Sao Mai, Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm, Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM phân tích, quá trình cá bị phân hủy tạo thành các axit hữu cơ gây mùi hôi và làm biến đổi màu sắc, thành phần đạm histidin. Chất đạm này chuyển hóa tạo thành axit amin độc có tên là histamin. Khi vi khuẩn sinh sôi nhiều, lượng histamin cũng tăng theo và tích lũy trong thịt hải sản. Histamin rất nguy hiểm vì chịu được nhiệt, vẫn có thể gây ngộ độc dù đã được nấu chín.

Theo VietQ