Có khi nào bạn, con bạn bị quấy rối tình dục mà... không hề biết?

Chưa hết bức xúc vụ cưỡng hôn nơi thang máy ở Hà Nội, lại 'nóng mặt' chuyện bé gái bị gã đàn ông sờ soạng cũng trong không gian này tại TP HCM. Nhận diện hành vi quấy rối tình dục ra sao, không phải ai cũng biết.

Không chỉ hành vi động chạm, những câu cợt nhả khó chịu cũng là quấy rối tình dục

Theo bà Hoàng Thu Huyền - Phó Vụ trưởng Vụ Bình đẳng giới (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội), định nghĩa về quấy rối tình dục (QRTD) như thế nào lần đầu tiên được đề cập trong Bộ luật Lao động năm 2012. Tuy nhiên đến thời điểm này định nghĩa đó cần phải nhận diện rõ ràng hơn.

co-khi-nao-ban-con-ban-bi-quay-roi-tinh-duc-ma-khong-he-biet

Trích: Bộ quy tắc ứng xử về quấy rối tình dục tại nơi làm việc

Theo Bộ Quy tắc Ứng xử về quấy rối tình dục tại nơi làm việc, QRTD được định nghĩa là bất cứ hành vi có tính chất tình dục nào gây ảnh hưởng đến nhân phẩm của nữ giới và nam giới.

Đây là hành vi không được chấp nhận, không mong muốn và không hợp lý làm xúc phạm đối với người nhận, và tạo ra môi trường làm việc bất ổn, đáng sợ, thù địch và khó chịu.

co-khi-nao-ban-con-ban-bi-quay-roi-tinh-duc-ma-khong-he-biet

Nhiều người không nhận ra, mình bị quấy rối tình dục. Ảnh minh hoạ: TL


Nhiều người chỉ hiểu đơn giản QRTD là những hành động sàm sỡ, bệnh hoạn của những người bị bệnh xâm phạm trực tiếp vào nạn nhân. Nhưng trên thực tế, QRTD còn là những lời “khẩu dâm”, bông đùa, cợt nhả…

Đó có thể là những động chạm thân thể của đồng nghiệp hoặc bằng những lời nói bông đùa của nam giới về tình dục, và điều này khiến người phụ nữ không thoải mái.

Gửi email, tin nhắn liên quan tình dục, cũng là quấy rối

QRTD còn bao gồm các nhận xét không phù hợp về mặt xã hội, văn hóa và không được mong muốn, bằng những ngụ ý về tình dục như những truyện cười gợi ý về tình dục, những nhận xét về trang phục hay cơ thể của một người nào đó khi có mặt họ hoặc hướng tới họ.

Hình thức này còn bao gồm cả những lời đề nghị và những yêu cầu không mong muốn hay lời mời đi chơi mang tính cá nhân một cách liên tục.

co-khi-nao-ban-con-ban-bi-quay-roi-tinh-duc-ma-khong-he-biet
Thậm chí, những hành vi phi lời nói gồm các hành động không được mong muốn như ngôn ngữ cơ thể khiêu khích, biểu hiện không đứng đắn, cái nhìn gợi tình, nháy mắt liên tục, các cử chỉ của các ngón tay...

Hình thức này cũng bao gồm việc phô bày các tài liệu khiêu dâm, hình ảnh, vật, màn hình máy tính, các áp phích, thư điện tử, ghi chép, tin nhắn liên quan tới tình dục.

Bà Lê Thị Lan Phương, cán bộ phụ trách Chương trình phòng ngừa bạo lực và trẻ em gái của UN Women cho rằng, QRTD có thể gây ra những chấn thương tinh thần sâu sắc.

Phụ nữ và trẻ em bị QRTD có thể ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào. Nếu không lên tiếng thì từ quấy rối, nhiều vụ việc bị đẩy lên thành bạo lực tình dục, cưỡng bức tình dục nghiêm trọng cũng bởi nạn nhân không lên tiếng.

Theo GiaDinh