Có phải đi ngày 7, về ngày 3 sẽ không may mắn mà còn gặp họa?

Quan niệm dân gian có câu 'chớ đi ngày 7, chớ về ngày 3' âm lịch để chỉ những ngày xấu không nên làm gì vì sẽ gặp điều không may mắn, thậm chí còn gặp họa, điều đó có đúng hay không?

Từ xa xưa các cụ đã dạy:

Chớ đi ngày bảy, chớ về ngày ba

Hoặc:

Mùng ba, mùng bảy tránh xa

Mười ba, mười tám cũng là không hay

Hăm hai, hăm bảy sáu ngày


Là Tam nương sát họa tai khôn lường.

 

co-phai-di-ngay-7-ve-ngay-3-se-khong-may-man-ma-con-gap-hoa

Kiêng kị "chớ đi ngày 7 chớ về ngày 3" là tín ngưỡng dân gian. Ảnh minh họa.

Theo đó thì các ngày âm lịch đầu tháng vào ngày 3, ngày 7, giữa tháng ngày 13, 18, cuối tháng ngày 22, 27 (mỗi tháng âm lịch có 6 ngày phải kiêng làm việc lớn) vì bị coi là xuất hành, khởi sự... đều vất vả, không được việc.

Được biết kiêng kị này chỉ có ở một số nước châu Á, và gọi đó là ngày Tam nương. Số 3, 7 theo ca dao trên chỉ là một sự ước lệ cho những ngày lẻ. Quan niệm truyền thống cho rằng, con số lẻ là những con số đơn độc, còn số chẵn mới là số có đôi có cặp. Do đó, làm việc gì cũng nên tránh sự đơn độc thì có thể thành công cao hơn (nhất là với xuất hành, cưới hỏi hoặc làm việc lớn…).

Quan niệm ngày 3, ngày 7 âm lịch tồn tại từ rất lâu đời, ngày nay có nên tin vào kiêng kị này nữa hay không?

co-phai-di-ngay-7-ve-ngay-3-se-khong-may-man-ma-con-gap-hoa

Ảnh minh họa.

Theo ông Hà Thanh (Viện Nghiên cứu Ứng dụng Tiềm năng con người), quan niệm kiêng kị "chớ đi ngày 7 chớ về ngày 3" tùy địa phương mà kiêng kị. Ví như có những ngày tối kị về hôn nhân ở vùng này, nhưng tới vùng khác ngày đó lại có nhiều đám cưới.

Việc kiêng kị các ngày tam nương thực tế chưa có ai kiểm chứng đó là những ngày xui xẻo, mà chỉ đơn thuần xuất phát từ tín ngưỡng dân gian, đúng hay không còn trừu tượng, nên có tin hay không tùy người.

Đạo Phật không kiêng kị những ngày này, cũng không có ngày xấu tốt, mà chỉ dạy dân ở hiền gặp lành, gieo nhân nào gặt quả nấy.

Những người làm thầy thường xem theo sách lịch (như lịch trạch cát, can chi có lưu truyền việc kiêng kị ngày tam nương) và dân thì theo trào lưu xã hội mà theo. Những phong tục truyền miệng thường không có nghiên cứu nào cho ra đáp số cả, cũng chưa có ai theo dõi, chiêm nghiệm để xem có kết quả đúng hay sai.

Ngày nay việc kiêng kị "chớ đi ngày 7 chớ về ngày 3" không còn nhiều người kiêng kị nữa, vì đã có rất nhiều người chọn làm việc, khởi sự, xuất hành… vào ngày 3, ngày 7 và các ngày tam nương khác mà không sao cả, còn cho rằng mọi người kiêng thì mình đi cho vắng vẻ, thoải mái.

Ngọc Hà

Theo Gia đình