Đập thủy điện Xe-Pian Xe-Namnoy bị vỡ ở Lào: Ác mộng 'bom' nước

Vào ngày hôm nay, Đập thủy điện Xe-Pian Xe-Namnoy của Lào đã bị vỡ khiến cho hàng trăm người mất tích và nhiều người chết. Đây là một dự án đầy tham vọng của Lào nhưng cũng đầy tranh cãi.

Theo Al-Jazeera, dự án Đập thủy điện Xe-Pian Xe-Namnoy có giá trị hơn 1 tỷ USD được đầu tư bởi Liên doanh Lào - Hàn Quốc - Thái Lan. Dự án khởi công vào năm 2013 và dự kiến bắt đầu khai thác vì mục tiêu thương mại vào cuối năm nay.

Đập thủy điện Xe-Pian Xe-Namnoy nằm trên sông Xe Kong dài 480km bắt nguồn từ sườn phía đông dãy Trường Sơn tại tỉnh Thừa Thiên Huế chảy qua Nam Lào sang Campuchia rồi nhập vào sông Mekong. Nhà máy thủy điện gồm 3 tuabin có tổng công suất 410MW, sản lượng điện 1927GWh/năm.

Đập thủy điện Xe-Pian Xe-Namnoy bị vỡ ở Lào: Ác mộng 'bom' nước

Vị trí của Đập thủy điện Xe Pian - Xe Namnoy. Đồ họa: Google Earth.

Nhà máy thoạt đầu sẽ thuộc chủ quyền của tập đoàn năng lượng Korean Western Power, khai thác cho đến năm 2045 trước khi trao lại cho chính phủ Lào. Trong quá trình hoạt động, nhà máy thủy điện Xe-Pian Xe-Namnoy sẽ xuất khẩu 90% điện năng sản xuất được sang Thái Lan. Chính phủ Lào dự kiến sẽ thu được khoảng 30 triệu USD mỗi năm nhờ dự án này.

Ban đầu, việc khởi công xây dựng đập thủy điện này không được truyền thông quá chú ý do Xe-Pian Xe-Namnoy chỉ nằm trên một nhánh nhỏ của sông Mê Kông. Tuy nhiên cảnh báo xây đập trên các chi nhánh của sông Mê Kông có thể dẫn đến “thảm họa” của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ, Đập thủy điện Xe-Pian Xe-Namnoy đã trở thành một vấn đề được các quốc gia láng giềng của Lào chú ý.


Đập thủy điện Xe-Pian Xe-Namnoy bị vỡ ở Lào: Ác mộng 'bom' nước

Việc quá nhiều đập thủy điện được xây trên sông Mê Kông và các nhánh sông đã và đang ảnh hưởng tới số lượng cá, tác động trực tiếp tới những người dân sinh sống bằng nghề đánh bắt cá ở Campuchia, Thái Lan. Ảnh: International Rivers.

Theo các nhà nghiên cứu, quá nhiều đập thủy điện sẽ có tác động không nhỏ tới nguồn cá, đa dạng sinh học, thay đổi nguồn chảy và giảm trầm tích lòng sông.

Trong khi Trung Quốc và Lào phần lớn coi Mê Kông là nguồn sản xuất điện thì Campuchia và, Thái Lan - phụ thuộc vào nghề đánh bắt cá. Còn tại Việt Nam, 20 triệu người sống ở đồng bằng sông Cửu Long đang phụ thuộc vào trầm tích tự nhiên của sông để trồng lúa.

Một bài báo xuất bản năm 2017 do Đại học Mae Fah Luang của Thái Lan công bố cho thấy, nếu tất cả hơn 40 đập trên sông Mê Kông và các chi nhánh được xây dựng vào năm 2030, thì bốn nước lưu vực thấp, trong đó có cả Việt Nam, sẽ bị thiệt hại kinh tế lên tới 7,3 tỉ đô la Mỹ.

Theo DanViet