Đu đủ vào mùa đang ngon rẻ nhưng 5 điều này nhất định phải biết trước khi ăn

Đu đủ chín không chỉ giàu vitamin mà còn là vị thuốc tốt giúp cho cơ thể phòng được nhiều bệnh thường gặp.

Theo Đông y, ăn đu đủ vào mùa nào cũng tốt cho sức khoẻ. Mùa xuân - hè, ăn đu đủ có tác dụng thanh tâm nhuận phế, giải nhiệt, giải độc. Mùa thu - đông, ăn đu đủ có tác dụng nhuận táo, ôn bổ, tỳ vị, dưỡng can, nhuận phế, chỉ khái, hóa đàm…

du-du-vao-mua-dang-ngon-re-nhung-5-dieu-nay-nhat-dinh-phai-biet-truoc-khi-an

Ảnh minh họa

Theo nghiên cứu, đu đủ chín chứa khoảng 70% nước, 13% đường, không có tinh bột, có nhiều carotenoit, axit hữu cơ, vitamin A, B, C, Protit, 0,9% chất béo, canxi, photpho, magiê, sắt, thiamin, riboflavin...

Đặc biệt, trong đu đủ có nhiều vitamin C và caroten nên đu đủ có tác dụng chống oxy hóa, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Do chứa nhiều các thành phần trên nên đu đủ rất hữu ích trong việc phòng chống các bệnh tim mạch và ung thư, tăng sức đề kháng cho cơ thể và là một trong những vũ khí đắc lực chống lại căn bệnh viêm túi mật xuất hiện nhiều ở phụ nữ.

Tuy nhiên đu đủ cũng có nhiều hạn chế, các chuyên gia khuyến cáo không ăn đu đủ trong những trường hợp sau:

Người có dấu hiệu vàng da

Đu đủ chín là những thực phẩm chứa nhiều beta caroten. Nhiều người ăn nhiều thực phẩm này dẫn đến tình trạng vàng ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, mu bàn tay, mu bàn chân do ứ đọng nhiều beta caroten.


Nếu xuất hiện hiện tượng này, người bệnh chỉ cần ngừng ăn đu đủ hoặc những hoa quả chứa vitamin A là cải thiện tình trạng vàng da, không cần sử dụng thuốc.

Người có cơ địa dị ứng

Những người bị dị ứng đu đủ thường có các triệu chứng sau: sưng miệng, ngứa xung quanh mặt và cổ họng, phát ban trên lưỡi, chóng mặt, nhức đầu, đau bụng, khó thở và khó nuốt. Các chuyên gia khuyến cáo, những người bị rối loạn hô hấp như hen suyễn, hoặc bất kỳ trường hợp dị ứng nào, hãy cẩn thận khi ăn.

Người có tiêu hóa kém

Đu đủ được coi là phương thuốc chữa táo bón tự nhiên hiệu quả nhưng nếu quá lạm dụng thì kết quả sẽ hoàn toàn ngược lại. Vì khi hàm lượng chất xơ cao, lượng nước cũng tăng lên, phân sẽ bị cứng lại gây táo bón.

Còn với người bị tiêu chảy cũng không nên ăn nhiều vì hàm lượng chất xơ nhiều. Nếu ăn nhiều trong thời gian này, cơ thể dễ rơi vào trạng thái mất nước trầm trọng.

Người bị bệnh dạ dày

Ăn quá nhiều đu đủ sẽ làm đảo lộn hệ tiêu hóa của bạn, có thể gây ra rối loạn dạ dày với các triệu chứng như là đau bụng, buồn nôn, đầy hơi, bụng trướng… Thủ phạm chính của các triệu chứng này là sự dồi dào của chất xơ và nhựa đu đủ có trong dạ dày khiến dạ dày phải co bóp nhiều . Nó thậm chí còn kích thích dạ dày gây ra những trận nôn mửa.

Người đang dự định sinh con

Đu đủ khi sử dụng quá mức có thể gây ảnh hưởng mạnh mẽ tới khả năng sinh sản. Nó làm giảm số tinh trùng ở nam giới. Do vậy, những người đang dự định sinh con nên tránh ăn quá nhiều đu đủ.

Lưu ý khi ăn

- Không ăn đu đủ chín quá nhiều: Không ăn nhiều đu đủ chín hàng ngày trong thời gian dài vì sẽ khiến phần da lòng bàn tay, bàn chân bị vàng.

- Ăn đu đủ nên hạn chế dùng lạnh vì bản thân đu đủ có tính hàn.

- Đối với phụ nữ có thai không nên ăn đu đủ xanh sẽ rất có hại đến thai nhi và có thể gây ra sảy thai ngoài ý muốn.

Xuất hiện 6 dấu hiệu này cảnh báo gan đang "kêu cứu" trầm trọng, nếu không muốn bệnh cần đi khám sớm!

GiadinhNet - Gan rất quan trọng, nếu không biết cách bảo vệ sẽ khiến cho chức năng của gan suy giảm và là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.

Theo GiaDinh