Giá cà phê hôm nay 13/6: Tăng mạnh, dao động từ 32.000 - 33.300 đồng/kg

Giá cà phê nguyên liệu ngày hôm nay 13/6/2019 tăng 300-500 đồng/kg. Giá cà phê Tây Nguyên hiện đang dao động trong khoảng 32.000 - 33.300 đồng/kg.

Theo thống kê giá nông sản hôm nay 13/6/2019, giá cà phê Tây Nguyên tăng 300-500 đồng/kg so với phiên giao dịch hôm qua 12/6.

gia-ca-phe-hom-nay-136-tang-manh-dao-dong-tu-32-000-33-300-dongkg

Giá cà phê hôm nay 13/6: Tăng mạnh, dao động từ 32.000 - 33.300 đồng/kg.

Cụ thể, tại tỉnh Gia Lai giá cà phê hôm nay tăng 500 đồng/kg lên dao động ở mức 32.900 đồng/kg.

Còn giá cà phê hôm nay tại tỉnh Kon Tum, Đắk Nông tăng 400 đồng/kg lên tương ứng là 33.300 đồng/kg và 32.800 đồng/kg.

Tại huyện Buôn Hồ (ĐắkLắk), Cư M'gar (ĐắkLắk) giá cà phê đồng loạt tăng 400 đồng/kg dao động ở mức 33.100 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (ĐắkLắk) giá cà phê cũng tăng 400 đồng/kg lên mức 33.000 đồng/kg.


Tại huyện Di Linh (Lâm Đồng), Lâm Hà (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay tăng 300 đồng/kg lên mức 32.000 đồng/kg. Tại huyện Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê cũng tăng 300 đồng/kg lên dao động ở mức 32.100 đồng/kg.

Như vậy, giá cà phê toàn miền hôm nay đang được thu mua trong khoảng 32.000-33.300 đồng/kg.

Mở cửa phiên giao dịch hôm nay, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe - London tăng trở lại. Giá cà phê robusta kỳ hạn tại London đang tăng, với giá hợp đồng giao tháng 3/2019 tăng 12 USD (mức giảm 0,86%) đứng ở mức 1.400USD/tấn. Trong khi tại New York, giá cà phê arabica tháng 7/2019 tăng 2,05 USD (mức 2,11%) đứng ở mức 99,05 cent/lb.

Theo Cục Xuất nhập khẩu, năm 2018, diện tích trồng cà phê của Việt Nam đạt 680.000 ha với năng suất 2,5 tấn/ha và sản lượng đạt 1,62 triệu tấn. Việt Nam xuất khẩu đạt 1,8 triệu tấn với giá trị 3,5 tỷ USD. 

Để hướng tới nền nông nghiệp 4.0, diễn đàn Cà phê Toàn cầu (GCP) đã cùng với các đối tác, đặc biệt là Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) xây dựng thí điểm hệ thống mã số vùng trồng cà phê nhằm quản lý ngành hàng và đánh giá mức độ áp dụng thực hành bền vững trong sản xuất cà phê. 

Hệ thống đã được triển khai thử nghiệm thu thập số liệu với hơn 8.500 hộ trồng cà phê tại huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng. 

Trong bối cảnh thị trường cà phê toàn cầu đang gặp nhiều khó khăn do giá liên tục giảm và ở mức thấp, để ngành cà phê Việt Nam xuất khẩu ổn định và chinh phục các thị trường khó tính thì đòi hỏi phải có truy xuất nguồn gốc và xuất xứ hàng hóa phục vụ cho phát triển bền vững theo hướng nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng, an toàn thực phẩm. 

Do đó, việc xây dựng cơ sở dữ liệu, mã số vùng trồng để truy xuất nguồn gốc rất quan trọng. Hệ thống thông tin mã số vùng trồng là cơ sở dữ liệu như sổ tay nông hộ điện tử giúp nông dân quản lý đầu vào sản xuất; các tổ chức chứng nhận có thể kế thừa để giảm giá thành chứng nhận; giúp các doanh nghiệp truy xuất nguồn gốc, định hướng đầu tư, tài trợ vào lĩnh vực sản xuất; cơ quan quản lý nhà nước có sở dữ liệu trong định hướng, phát triển cà phê bền vững. 

Qua đây có thể tạo niềm tin cho các nhà chế biến và người tiêu dùng về xuất xứ nguồn gốc sản phẩm, sản phẩm chất lượng và an toàn.

Minh Anh (TH)

Theo TieuDung24h