Ham đồ chay giả mặn, coi chừng nạp vào người chất phụ gia, gây ngộ độc, suy thận

Coi chừng suy thận vì đồ chay giả mặn; Ăn chay thế nào để đảm bảo an toàn cho chính mình

Nhiều năm gần đây, số lượng người chuyển sang xu hướng ăn chay ngày càng nhiều. Bởi ăn chay giúp chúng ta bảo vệ môi trường, đồng thời có lợi cho sức khỏe do chủ yếu đồ ăn chay có nguyên liệu từ thực vật, không có chứa chất béo động vật.

Xu hướng ăn chay thịnh hành hơn khiến các cửa hàng bán đồ chay "mọc lên" tràn lan, từ chợ truyền thống cho đến các trang thương mại điện tử, hay là trong siêu thị đều có bán rất nhiều những món đồ chay. Chỉ cần vài thao tác tìm kiếm, chúng ta dễ dàng tìm được hàng chục, đến hàng trăm sản phẩm với nhiều mức giá khác nhau trên mạng, nhưng điểm chung của chúng là rất ít khi có tem mác, hạn sử dụng, ghi nhà sản xuất rõ ràng.

ham-do-chay-gia-man-coi-chung-nap-vao-nguoi-chat-phu-gia-gay-ngo-doc-suy-than

Các món đồ chay bán phổ biến trên thị trường, màu sắc và hương vị không khác đồ mặn.

 

Mặt hàng chay ngày nay phong phú hơn xưa rất nhiều, bao gồm cả nem, giò, đùi gà chay, tôm chay, mực chay, lẩu riêu cua chay... hương vị và màu sắc không khác "đồ thật" là mấy, hơn nữa mức giá lại vô cùng hợp lý, chỉ vài chục nghìn đến mấy trăm nghìn cho một kg, tùy từng sản phẩm.

Mối nguy hại khôn lường từ sản phẩm đồ chay không tem mác


Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, chế độ ăn chay nghĩa là khi người ăn áp dụng hình thức tiêu thụ các thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật như rau, củ, quả, các loại hạt. Đây là nguồn thực phẩm cung cấp chất xơ, giúp chống táo bón, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, giảm cholesterol.

ham-do-chay-gia-man-coi-chung-nap-vao-nguoi-chat-phu-gia-gay-ngo-doc-suy-than

Theo phân tích của PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh (nguyên giảng viên Viện Công nghệ và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội): Các món ăn từ rau củ quả khi được hấp, luộc hay chiên nướng thì đều sẽ giữ nguyên mùi vị và màu sắc vốn dĩ của nó. Nhưng đồ chay khi làm từ đậu hũ, rau củ lại có hương vị không khác gì món mặn thì chắc chắn chúng đã được nhà sản xuất bổ sung các chất phụ gia để tạo màu, tạo mùi vị, chống nấm mốc để gia tăng hạn sử dụng.

TS Nguyễn Duy Thịnh cho biết, việc thêm chất phụ gia vào thực phẩm cần được kiểm soát trong ngưỡng quy định. Nếu dùng phụ gia không đúng liều lượng, đáng sợ hơn là sử dụng phụ gia không cho phép dùng trong thực phẩm, được bán trôi nổi trên thị trường thì sẽ gây hại không nhỏ cho sức khỏe. Đáng nói, rất nhiều mặt hàng chay ngày nay không có nguồn gốc, xuất sứ, bảng thành phần... nên không thể biết được họ đã bổ sung những phụ gia gì.

ham-do-chay-gia-man-coi-chung-nap-vao-nguoi-chat-phu-gia-gay-ngo-doc-suy-than

Tiêu thụ quá nhiều chất phụ gia có trong đồ chay có thể gây ngộ độc cấp tính. Đáng sợ hơn là ngộ độc mạn tính, từ đó gây tiêu chảy, rụng tóc, da xanh xao và gây suy thận mạn.

Ăn chay thế nào để đảm bảo an toàn cho chính mình?

TS Thịnh khuyến cáo, các gia đình chỉ nên tiêu thụ đồ chay sử dụng nguyên liệu là rau củ quả tươi, chỉ sử dụng đồ chay chế biến sẵn có nguồn gốc của nguyên liệu hoặc hàng có thương hiệu. Đối với thực phẩm chay ngoại nhập, cần mua hàng có nguồn gốc rõ ràng, có tem nhãn phụ, hạn sử dụng.

ham-do-chay-gia-man-coi-chung-nap-vao-nguoi-chat-phu-gia-gay-ngo-doc-suy-than

Tự nấu đồ chay tại nhà là cách tiêu thụ an toàn nhất mà chuyên gia khuyến khích.

BS Lê Thị Hải (Viện Dinh dưỡng quốc gia) khuyên rằng, cách ăn chay an toàn nhất đó là tự chế biến tại nhà, sử dụng rau củ tươi, các loại đậu, đỗ. Không nên lạm dụng các món đồ chay giả mặn có chứa phụ gia, phẩm giàu giống với các món ăn mặn. Các nhà sản xuất cũng không nên vì trục lợi cá nhân mà chế biến món chay giả chứa phụ gia độc hại, bởi sẽ "đầu độc" người tiêu dùng, tạo ra mối hiểm hoại khôn lường cho xã hội.

Theo Toquoc