Hạt rừng Việt được Đông y xem là "đệ nhất bổ thận": Ngày ăn 1 nắm, khỏe từ trong ra ngoài

Chúng ta thường nghĩ đến những loại thuốc bổ thận cao siêu mà quên đi những món ăn dân dã hàng ngày có tác dụng còn tốt hơn. Hạt dẻ được xem là "thần dược bổ thận, tráng dương".

Đông y xem hạt dẻ là "thần dược bổ thận",|"vua của thuốc tráng dương", chợ Việt có rất nhiều

Vấn đề lớn nhất vào mùa thu là thời tiết chuyển sang khô hanh, khó chịu. Cách phòng ngừa cảm giác khô háo chính là uống bổ sung nước, ăn thêm nhiều rau xanh và hoa quả, ăn những thực phẩm giúp nhuận phổi như lê, ngó sen, cà rốt…

Trong khi đó, nhiều người lại bỏ qua việc chăm sóc thận vào thời điểm này, khiến cho sức khỏe thận giảm sút, chờ mùa đông đến, cơ thể sẽ yếu đi trông thấy. 

Nhiều người cho rằng, bổ thận quan trọng vào mùa đông, nhưng thực tế cho thấy, mùa đông rất lạnh giá, nếu chờ đến lúc ấy mới bồi bổ thì đã bị muộn một nhịp.

Theo quan niệm của Đông y, chăm sóc sức khỏe chủ động mới có thể giúp chúng ta khỏe mạnh, thận là gốc của cơ thể, bổ thận càng tốt, càng dễ dàng khỏe mạnh. Một thực phẩm đặc biệt của mùa thu chính là hạt dẻ. Hãy xem loại hạt dẻ dại trong rừng này tại sao lại được Đông y đánh giá là "đệ nhất hạt", "thần dược" trong việc chăm sóc thận nhé.

Theo các chuyên gia Đông y, hãy tích trữ một ít hạt dẻ để chăm sóc thận. Bởi đây là loại hạt "vua của mùa thu", Đông y xưa cũng gọi hạt dẻ là "hạt của thận", là "cao thủ dưỡng sinh", phù hợp với nguyên tắc bổ ấm của mùa thu mà bất kỳ ai cũng nên áp dụng trước khi mùa đông đến.


Hạt rừng Việt được Đông y xem là

Hàm lượng dinh dưỡng của hạt dẻ

Hạt dẻ được Đông y đánh giá rất cao về sự đa dạng dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe tổng thể. Nghiên cứu cho thấy, hạt dẻ giàu vitamin B1 và ​​B2. Trong đó, lượng vitamin B2 trong hạt dẻ cao gấp 4 lần so với gạo.

Mỗi 100 gram hạt dẻ có chứa tới 24 mg vitamin C, một hàm lượng cao chưa từng có trong thực phẩm thuộc nhóm lương thực (hạt/bột).

Hạt dẻ tươi chứa nhiều vitamin C hơn cà chua – một loại quả giàu vitamin C đã được khoa học công nhận. Thậm chí hàm lượng này còn nhiều hơn gấp 10 lần so với táo. Đồng thời, hàm lượng kali cao hơn gấp 4 lần so với táo. Một chỉ số vô cùng ấn tượng.

Hạt rừng Việt được Đông y xem là

Những tác dụng sức khỏe nổi trội của hạt dẻ

1, Bổ thận và làm chắc khỏe vùng thắt lưng

Vào mùa thu và mùa đông, thận là một trong những cơ quan cơ thể dễ bị suy yếu, nhiều người dễ bị đau mỏi vùng thắt lưng, đầu gối yếu. Trong khi đó, hạt dẻ được gọi là "hạt bổ thận" và được đánh giá là thức ăn chính giúp làm săn chắc cơ thể và bổ thận hiệu quả.

Do đó, ăn từ 3-5 hạt dẻ mỗi ngày có thể đóng một vai trò tốt trong việc làm bổ thận và cải thiện sức khỏe cũng như mức độ chịu đựng ở phần vòng eo và đầu gối.

2. Nuôi dưỡng lá lách và phòng ngừa tiêu chảy

Thời tiết mùa thu thường sẽ trở lạnh, là thời điểm lá lách và dạ dày trở nên yếu hơn, nhiều người có thể sẽ mắc bệnh lá lách yếu gây ra những triệu chứng kèm theo như đau bụng, tiêu chảy. Do đó, vào thời gian này, bạn nên chăm sóc lá lách một cách cẩn thận và ưu tiên hơn.

Hạt dẻ được đánh giá là rất tốt cho lá lách, mỗi ngày nên ăn khoảng 1 nắm hạt dẻ là đủ, có thể cải thiện chức năng lá lách và dạ dày, tăng cường cảm giác thèm ăn.

3, Giải độc cơ thể và phòng ngừa bệnh tật phát sinh

Vào mùa thu, thời tiết bỗng chốc trở nên gió lạnh nhiều, trong khi có thể bạn chưa quen với việc thời tiết thay đổi, dễ bị kích ứng, khả năng điều chỉnh cơ thể tự nhiên bị chậm, rất dễ sinh ra cảm lạnh, từ đó dẫn đến các bệnh khác.

Ăn một nắm hạt dẻ mỗi ngày có tác dụng loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể, làm cho cơ thể giảm nhẹ những gánh nặng, đồng thời có thể mang lại những lợi ích tốt cho dạ dày, ngăn ngừa nhiễm lạnh.

Một trong những lựa chọn tốt nhất cho bạn để ăn một món quà vặt vào mùa thu chính là ăn hạt dẻ.

4, Phòng ngừa và điều trị bệnh tim mạch

Hạt dẻ chứa một lượng lớn tinh bột, protein, chất béo, vitamin B và các chất dinh dưỡng khác, được gọi là "vua của các loại hạt", có thể mang lại nhiều lợi ích và hiệu quả trong việc ngăn ngừa và điều trị tăng huyết áp, bệnh tim mạch vành, xơ cứng động mạch và các bệnh tim mạch khác, có lợi cho sức khỏe tổng thể.

Giá trị dược liệu của hạt dẻ cũng rất cao, trong cuộc sống thường ngày, bạn có thể dùng hạt dẻ chữa vết bầm tím, có thể đóng vai trò tối ưu hơn trong việc làm ngừng chảy máu, loại bỏ các độc tố.

Hạt rừng Việt được Đông y xem là

Ăn một nắm hạt dẻ có thể mang lại một quả thận vàng

Hạt dẻ có thể ăn đơn lẻ hoặc nấu chín cùng với các loại thức ăn khác. Mỗi buổi sáng và buổi tối, bạn có thể ăn 1 - 2 nắm hạt dẻ bằng cách nhai thật chậm.

Ăn món này trong dài hạn có thể ngăn ngừa tình trạng yếu thận gây suy thận và chứng đi tiểu thường xuyên. Hạt dẻ rụng vào mùa thu nên thời gian này được xem là chính vụ để ăn. Nếu bạn có nhu cầu, có thể tích trữ hạt dẻ trong tủ lạnh và ăn dần sau khi đã hết mùa thu hoạch.

Hạt rừng Việt được Đông y xem là

Những lưu ý khi ăn hạt dẻ

Khi ăn hạt dẻ, bạn nên nhai từ từ, chậm rãi và kỹ lưỡng. Khi không có lợn cợn trong miệng thì bạn mới có thể nuốt.

Việc nhai chậm không chỉ có thể giúp tiêu hóa dễ dàng và đầy đủ hơn, mà còn giúp cơ thể hấp thụ nhanh hơn, mang lại tác dụng bổ sung dinh dưỡng hiệu quả.

Những người bị bệnh về lá lách và dạ dày, không nên ăn hạt dẻ tươi (sống), thay vào đó, bạn nên chế biến chín kỹ trước khi ăn, hoặc nấu cùng các thực phẩm khác như táo tàu, phục linh, gạo nếp, cháo.

Người bị táo bón không nên ăn nhiều hạt dẻ.

Bệnh nhân đái tháo đường cũng nên chú ý khi ăn hạt dẻ, nhớ rằng bạn có thể ăn nhưng không làm tăng tổng số lượng calo, nếu ăn hạt dẻ thì phải bớt đi khẩu phần ăn liên quan đến lương thực, chẳng hạn như nếu bạn ăn 100 gram hạt dẻ, thì phải giảm 50 gram cơm, để không dẫn đến calo dư thừa.

Bây giờ là mùa hạt dẻ chính vụ, bạn hãy tranh thủ thời gian này để tận dụng nguồn dinh dưỡng tuyệt vời từ loại "hạt bổ thận" này. Nếu thông tin này bổ ích với bạn, hãy chia sẻ cho bạn bè cùng biết.

Theo soha