Học sinh liên tiếp bị đánh, tát: Cần xử lý nghiêm những trường hợp giáo viên vi phạm

Liên tục các vụ bạo hành học sinh mầm non, tiểu học xảy ra trong thời gian gần đây xuất phát từ chính giáo viên. Để hạn chế, ngành giáo dục đã liên tiếp có văn bản trấn chỉnh tình trạng vi phạm đạo đức nhà giáo, song nhiều ý kiến cho rằng cần kỷ luật “rắn”, thậm chí loại khỏi ngành các

Những vụ bạo hành xuất phát từ giáo viên

Lại có thêm một trường hợp học sinh bị giáo viên đánh trên lớp học. Đó là vào chiều 7/12, khi bé Khanh (trường tiểu học Bình Hữu, Long An) đi học về, gia đình phát hiện phần mông, lưng của bé bị bầm tím. Gia đình hỏi thì Khanh nói do cô giáo đánh. Theo gia đình bé Khanh, ngay sáng 8/12, cô giáo và lãnh đạo trường tiểu học Bình Hữu đến nhà xin lỗi. Do sợ cô giáo bị mất việc, gia đình đã bỏ qua và mong cô rút kinh nghiệm.

Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Bộ GD&ĐT yêu cầu Sở GD&ĐT tỉnh Long An báo cáo khẩn vụ học sinh lớp 1 "tố" bị cô giáo đánh bầm tím người. Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục yêu cầu Sở GD&ĐT tỉnh Long An chỉ đạo kiểm tra, xác minh và phối hợp với các ban, ngành liên quan xử lý nghiêm minh vụ việc vi phạm đạo đức nhà giáo (nếu có). Sở GD&ĐT tỉnh Long An phải báo cáo kết quả xác minh và tình hình sự việc về Bộ.

hoc-sinh-lien-tiep-bi-danh-tat-can-xu-ly-nghiem-nhung-truong-hop-giao-vien-vi-pham

Học sinh trường tiểu học Bình Hữu (Long An) bị thâm tím cơ thể do cô giáo đánh. Ảnh: TL

Trước đó, hàng loạt vụ việc xảy ra tại nhà trường với các hình phạt giáo viên tát học sinh, hoặc cho học sinh tự tát nhau. Vào đầu tuần qua, hình ảnh một trẻ mầm non đã bị giáo viên trói trong lớp học tại xã Trực Đại (huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định), một phụ huynh đón con đã chụp lại ảnh và chia sẻ lên mạng xã hội, gây bất bình dư luận.

Hay vào ngày 19/11, em Hoàng Long N., học sinh lớp 6.2 trường THCS Duy Ninh (huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình) có nói tục ngoài sân trường, bị đội cờ đỏ ghi vào sổ. Cô giáo chủ nhiệm Nguyễn Thị Phương T. đã bắt các bạn cùng lớp tát liên tiếp N. tổng cộng 231 cái khiến em nhập viện tại Bệnh viện đa khoa Dinh Mười của huyện Quảng Ninh vào ngày 19/11.


Trước đó, vào cuối tháng 10 vừa qua, UBND huyện Đan Phượng (Hà Nội) đã có báo cáo gửi Ban tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, Sở GD&ĐT Hà Nội, Sở TT&TT Hà Nội về sự việc xảy ra ở Trường THCS Thọ Xuân, huyện Đan Phượng.

Theo đó, UBND huyện đã chỉ đạo Phòng GD&ĐT yêu cầu nhà trường thành lập tổ công tác làm rõ nội dung thông tin báo chí phản ánh. Kết quả xác minh cho thấy, cô giáo chủ nhiệm lớp 6D của trường THCS Thọ Xuân đã dùng hình thức xử phạt học sinh bằng cách cho hai em tự tát vào má nhau. Trước đó, phụ huynh trường THCS Thọ Xuân làm đơn phản ánh cô giáo bắt 2 học sinh lớp 6 tát nhau vì nói chuyện riêng vào chiều 19/9.

hoc-sinh-lien-tiep-bi-danh-tat-can-xu-ly-nghiem-nhung-truong-hop-giao-vien-vi-pham

Học sinh tiểu học tại Quảng Bình bị phạt tát 231 cái do chửi bậy trong trường. Ảnh: TL

Tăng cường kiểm tra, giám sát trường học

Sau hàng loạt bạo hành học sinh, Bộ GD&ĐT đã vừa có văn bản gửi các Sở GD&ĐT trên phạm vi cả nước về việc đôn đốc thực hiện các quy định về đạo đức nhà giáo. Theo Bộ, trong thời gian vừa qua, ở một số địa phương để xảy ra các vụ việc giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo, có hành vi bạo hành thể chất, tinh thần học sinh làm ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh nhà giáo, gây bức xúc trong ngành và dư luận xã hội.

Trước tình trạng này, Bộ yêu cầu các Sở chỉ đạo các cơ sở giáo dục tổ chức quán triệt cho toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, người lao động Chỉ thị số 1737/CT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc tăng cường quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo; Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT của Bộ GD&ĐT ban hành quy định về đạo đức nhà giáo; các quy tắc ứng xử, quy chế làm việc của cơ quan đơn vị.

Cần phải nhận thức về những vụ việc giáo viên vi phạm đạo đức vừa qua là bài học sâu sắc đối với ngành để mỗi giáo viên, mỗi nhà trường nghiêm túc rút kinh nghiệm, từ đó có ý thức, trách nhiệm thực hiện tốt các quy định về đạo đức nhà giáo.

Theo yêu cậu của Bộ GD&ĐT, các địa phương thành lập các đoàn công tác, kiểm tra các cơ sở giáo dục về việc triển khai thực hiện Chỉ thị 1737/CT-BGDĐT, các quy định liên quan đến đạo đức nhà giáo. Đồng thời, tăng cường các biện pháp quản lý, huy động các lực lượng tham gia giám sát việc thực hiện các quy định về đạo đức nhà giáo, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng bạo hành thể chất, tinh thần học sinh.

Có biện pháp để thường xuyên nắm bắt thông tin tại các cơ sở giáo dục để chủ động xử lí, giải quyết ngay khi sự việc xảy ra. Tăng cường phối hợp với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên; tăng cường kỹ năng ứng xử và giải quyết các tình huống sư phạm trong bối cảnh hiện nay; hỗ trợ tư vấn tâm lý cho nhà giáo và người học.

Theo yêu cầu của Bộ GD&ĐT, kết thúc học kỳ I, các Sở GD&ĐT báo cáo tình hình, kết quả triển khai thực hiện Chỉ thị 1737/CT-BGDĐT cũng như các quy định liên quan đến đạo đức nhà giáo về Bộ trước ngày 20/1/2019.

Để hạn chế tình trạng giáo viên “lạm quyền”, vi phạm đạo đức nhà giáo, theo GS.VS Phạm Minh Hạc - nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, những hình phạt đánh học sinh hiện nay đã không còn phù hợp, đã có nhiều quy định rõ về việc này, song nhiều giáo viên vẫn vi phạm. Dù thế nào, việc đánh học sinh vẫn là vi phạm nghiêm trọng và không thể biện minh.

Bộ GD&ĐT cần có những quy định cụ thể hơn về những hành vi giáo viên không được làm, sau đó phổ biến tới từng địa phương, từng giáo viên nắm bắt. Trường hợp giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo, xử phạt học sinh theo cách thô bạo như vừa qua cần phải loại bỏ khỏi ngành giáo dục” - GS.VS Phạm Minh Hạc chia sẻ thêm.

Hiệu trưởng phát phiếu điều tra vụ phạt học sinh 231 cái tát 'yếu kém về năng lực quản lý'

Theo bà Nghĩa, cô giáo phạt học sinh 231 cái tát đã vi phạm đạo đức nhà giáo, còn Hiệu trưởng phát phiếu điều tra vụ việc là hạn chế, yếu kém về năng lực, kinh nghiệm quản lý.

Theo GiaDinh