Kẹo giải rượu không 'thần thánh' như nhiều người nghĩ

Kẹo giải rượu được coi là vật cứu cánh cho đấng mày râu khi triền miên trong cuộc vui bằng rượu. Tuy nhiên theo các chuyên gia, cần thận trọng khi dùng sản phẩm này.

Sau khi Luật phòng chống tác hại của rượu bia được ban hành, nhiều loại thực phẩm chức năng trong đó có kẹo giải rượu xuất hiện tràn lan.

Đặc biệt chỉ cần đánh từ khóa viên kẹo giải rượu trên google cho ra hàng nghìn kết quả với những lời quảng cáo có cánh như: kẹo giải rượu trong vòng một nốt nhạc, kẹo giải rượu nhanh, kẹo giải rượu chất lượng không ảnh hưởng sức khỏe...Thậm chí có nhiều loại còn được miêu tả là thần dược, có tác dụng chống say và giải rượu hiệu quả tức thì...

Tuy nhiên theo các bác sĩ tại Bệnh viện Vinmec, cơ chế của thuốc giải rượu giống như những chất men để chuyển hóa rượu làm người dùng có cảm giác bớt say nhanh hơn nhưng thực tế thuốc không làm giảm nồng độ cồn nhanh chóng trong máu. Nên khi uống rượu bia những chất gây hại cho gan vẫn tồn tại và hiện nay không có loại thuốc nào chứng minh không có loại thuốc nào giúp giải độc cho gan. Những thành phần trong thuốc tăng cường chuyển hóa chất men nên tùy từng loại thuốc có khả năng thúc đẩy khá nhanh làm quá trình chuyển hóa rượu nhanh hơn.

keo-giai-ruou-khong-than-thanh-nhu-nhieu-nguoi-nghi

 Kẹo giải rượu không thần thánh như nhiều người nghĩ

Đặc biệt nguy hiểm, các loại kẹo giải rượu hiện đang bán tràn lan trên mạng xã hội nhưng chưa có kiểm chứng thậm chí không có giấy phép lưu hành. Vì vậy người dùng phải thật thận trọng tránh tiền mất tật mang.


Thực tế, hiện nay chưa có loại thuốc hay loại kẹo nào có khả năng giải rượu và giúp uống rượu không say, nâng cao tửu lượng. Tinh bột nghệ (curcumin) cũng không có tác dụng nâng cao tửu lượng cho người uống. Trong các bài thuốc, củ nghệ chỉ được nhắc đến là vị thuốc có chút ít tác dụng giải rượu - tức sau khi uống say”. Một vấn đề cần hết sức lưu ý là trong những viên kẹo có tinh bột nghệ thật sự hay không. Điều này khó có thể kiểm chứng.

Còn theo các bác sĩ tại Bệnh viện 103, Hà Nội cho biết, trên thị trường có nhiều loại thuốc, nhưng thường kết hợp 2 trong 1 theo hai cơ chế. Thứ nhất, thuốc làm môn vị dạ dày (một cơ vòng nối liền dạ dày với đoạn đầu của ruột non) đóng lại trước khi uống rượu. Theo đó, rượu sẽ nằm trong dạ dày, không đi xuống ruột non và khiến người uống có cảm giác không say.

Đến một thời gian nhất định, thường khi về nhà, môn vị dạ dày cần mở ra, rượu sẽ ồ ạt chảy xuống dưới khiến mức độ ảnh hưởng lớn hơn. Lượng rượu trong máu quá cao nên đa số người uống thuốc giải rượu không thể dậy nổi vào sáng hôm sau.

Kẹo giải rượu góp phần làm chuyển hóa rượu. Về điều này, chuyên gia nhấn mạnh trên thực tế, không có bất cứ loại thuốc nào giúp chuyển hóa rượu nhanh hơn như nhiều người vẫn lầm tưởng. Do đó, trước khi uống rượu, việc ăn lót dạ hoặc uống sữa trước cũng là một giải pháp giúp lâu say hơn, đồng thời bảo vệ sức khỏe trước tác hại của rượu bia. Ngoài ra, cũng có thể bôi dầu nóng vào gan bàn chân trước khi uống rượu.

Theo VietQ