Không chỉ sán lợn mà những bệnh nguy hiểm này lây từ lợn sang người cũng cần thận trọng

Dư luận vẫn đang đặc biệt quan tâm đến vụ nhiều học sinh mầm non ở Thuận Thành, Bắc Ninh nhập viện dương tính với sán lợn sau khi ăn dùng thịt lợn kém chất lượng. Tuy nhiên, không chỉ sán lợn mà những bệnh nguy hiểm này cũng lây từ lợn sang người vô cùng nguy hiểm.

Vụ nhiễm sán lợn ở Bắc Ninh vẫn đang được dư luận đặc biệt quan tâm khi số lượng trẻ đưa đi xét nghiệm dương tính với sán lợn ngày một tăng. Các em được gia đình đưa đi xét nghiệm ký sinh trùng sau khi bếp ăn Trường Mầm non xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành (Bắc Ninh) bị cơ quan chức năng phát hiện dùng thịt kém chất lượng, thịt lợn gạo.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (nguyên cán bộ Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội) cho rằng, thịt lợn nhiễm sán nếu được nấu chín sẽ vô hại. Khi chế biến ở nhiệt độ cao hoặc cấp đông -12 độ C, ấu trùng sán lợn sẽ chết và không có khả năng gây bệnh. Nhưng trên thực tế có nhiều nguồn lây, hầu hết người ăn thịt lợn gạo nhiễm sán là do lây nhiễm chéo trong khâu chế biến, bảo quản thực phẩm. Chẳng hạn như dùng chung dụng cụ nấu nướng đồ sống với chín, tay người nấu ăn không rửa sạch, chậu, bồn rửa rau sống chung với rửa thịt…

Về sự nguy hiểm của sán lợn, theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), tùy thuộc ăn hay nuốt phải trứng, hay nang ấu trùng, có thể mắc các thể bệnh liên quan đến sán lợn. Chẳng hạn, với bệnh ấu trùng sán lợn, người ăn phải trứng sán dây lợn nhiễm trong thức ăn, sau khi ăn hay nuốt phải trứng sán, trứng vào dạ dày, nở ra ấu trùng, đến ruột non, ấu trùng xuyên qua thành ống tiêu hóa vào máu và di chuyển đến ký sinh tại các cơ vân, não, mắt… gây ra nhiều bệnh vô cùng nguy hiểm.

khong-chi-san-lon-ma-nhung-benh-nguy-hiem-nay-lay-tu-lon-sang-nguoi-cung-can-than-trong

Không chỉ sán lợn mà còn nhiều bệnh nguy hiểm khác cũng có thể lây từ lợn sang người khi lựa chọn, chế biến và bảo quản không đảm bảo

Các chuyên gia khuyến cáo, thịt lợn vốn là thực phẩm phổ biến sử dụng thường xuyên trong các bữa ăn hàng ngày của người Việt. Việc chọn, chế biến hay khi ăn không chú ý vệ sinh an toàn thực phẩm, nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm lây nhiễm từ lợn sang người rất cao.

Không chỉ nhiễm sán lợn mà còn rất nhiều bệnh truyền nhiễm từ lợn bệnh, lợn chết có thể lây sang người cho dù thức ăn đã được nấu chín. Các vi khuẩn gây bệnh này sẽ sinh ra những độc tố gây ngộ độc cho người sử dụng. Một số bệnh nguy hiểm lây từ lợn sang người mọi người có thể gặp phải như:


* Liên cầu khuẩn ở lợn

Bệnh liên cầu lợn do liên cầu khuẩn Streptococcus suis (S.suis) gây ra và có khả năng lây lan sang người. Theo ThS. BS. Nguyễn Trung Cấp (BV Nhiệt đới Trung ương), vi khuẩn liên cầu lợn có thể xâm nhập vào con người qua tiếp xúc trực tiếp như chăm sóc, vận chuyển, giết mổ lợn bệnh. Nhưng hay gặp nhất vẫn là ăn những sản phẩm lợn chưa nấu chín mà có chứa liên cầu lợn như tiết canh, nem chạo, các món thịt sống, thịt tái...

Tùy thuộc vào cơ địa, số lượng vi khuẩn xâm nhập mà diễn tiến bệnh khác nhau nhưng bệnh có xu hướng nặng lên ở những người nghiện rượu hoặc mắc các bệnh mãn tính như suy gan, tiểu đường…

Bệnh có nhiều thể, trong đó hay gặp nhất là thể viêm màng não mủ và nhiễm trùng máu. Người mắc sẽ có dấu hiệu sốt, nhức đầu, buồn nôn và nôn, lạnh run. Do màng não bị tổn thương, phần lớn bệnh nhân rối loạn tri giác, hôn mê, ù hoặc điếc tai, một vài người còn bị yếu liệt tay chân... Với thể nhiễm trùng máu tỷ lệ tử vong có thể lên đến 30 – 40 %, thậm chí trường hợp sốc nặng tỷ lệ tử vong càng cao.

* Lở mồm long móng

Virus lở mồm long móng là loại virus chuyên gây bệnh cho động vật. Dù khó lây sang người nhưng không phải là không ai bị. Lợn mắc bệnh khiến cơ thể yếu lại dễ nhiễm thêm các loại vi khuẩn gây bệnh khác có thể lây sang người. Bệnh lây chủ yếu qua đường tiếp xúc ăn uống, lợn mang bệnh mà không có biện pháp bảo hộ an toàn. Ở nước ta, hiện chưa ghi nhận ca mắc bệnh nào tuy nhiên trên thế giới đã ghi nhận khoảng 40 ca lở mồm long móng trên người. Khi vi khuẩn truyền sang người, người bệnh có thể sốt nhẹ, sốt, có các vết loét ở miệng, tay chân.

* Bệnh tai xanh

Bệnh tai xanh ở lợn không lây sang người nhưng có gần 70% virus này kết hợp với các bệnh khác như cúm lợn, tụ huyết trùng, tả, thương hàn. Bệnh tụ huyết trùng, dịch tả, thương hàn có thể lây rối loạn hệ thống tiêu hóa ở người.

Theo GiaDinh