Mắc bệnh trĩ có nguy cơ tiến triển thành ung thư không? Câu trả lời nhiều người cần biết

Theo GS.TS.BS. Nguyễn Mạnh Nhâm, Chủ tịch Hội Hậu môn - Trực tràng Việt Nam, bệnh trĩ là bệnh lành tính không tiến triển thành ung thư, chỉ đau khi có biến chứng.

Căn bệnh chưa xác định nguyên nhân

GS. Nhâm cho hay:"Hiện nay, trên thế giới vẫn chưa tìm ra nguyên nhân gây bệnh trĩ. Tuy nhiên, một số yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh được nhắc tới như: ngồi nhiều, ăn ít rau, uống ít nước… Tình trạng táo bón, trong 10 ca đến điều trị trĩ, thì có 7 ca bị táo bón".

Có những điều kiện thuận lợi để bệnh trĩ dễ phát triển như: người ngồi nhiều (làm nghề lái xe, chạy xe, dân văn phòng…); người lao động nặng nhọc; người có bệnh lý viêm đại tràng, đái tháo đường; phụ nữ chửa đẻ.

Căn bệnh khó điều trị khỏi

GS. Nhâm khẳng định sau chữa trị 100% bệnh trĩ không bị tái phát là lừa dối bệnh nhân. Tất cả các bác sĩ giỏi nhất thế giới cũng không dám khẳng định sẽ khỏi được bệnh trĩ.

Khả năng khỏi bệnh, phụ thuộc nhiều yếu tố như tình trạng bệnh khi được tiến hành mổ, cơ địa của từng người. Khi mổ, các bác sĩ chỉ biết cắt búi trĩ chứ không biết rõ nguyên nhân để điều trị dứt điểm. Tỷ lệ tái phát phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, khó khỏi 100%.


Với bệnh nhân mổ trĩ, sau mổ, vẫn phải tiếp tục điều trị bằng thuốc và tập luyện để tránh tái phát. Nếu các điều kiện thuận lợi bệnh nhân có thể khỏi bệnh đến 90%.

Bệnh trĩ có phát triển thành ung thư

mac-benh-tri-co-nguy-co-tien-trien-thanh-ung-thu-khong-cau-tra-loi-nhieu-nguoi-can-biet

Bệnh trĩ là bệnh lành tính, chưa rõ nguyên nhân ảnh minh họa

GS. Nhâm cho hay ung thư là bệnh đặc biệt khác hẳn bệnh trĩ, ung thư rất ác tính. Bệnh trĩ là bệnh lành tính và không tiến triển thành ung thư.

Ung thư và bệnh trĩ có dấu hiệu chung là đều hình thành, thành cục, u ở hậu môn và gây chảy máu, ít đau.

Đặc điểm khác bệnh trĩ, bệnh nhân có biểu hiện đi ngoài ra máu thành giọt hoặc tia, táo bón, nếu nặng, có thể sờ thấy búi trĩ bên ngoài. Trĩ không gây đau, trừ khi có biến chứng.

"Nếu thấy có u cục hậu môn, chảy máu hậu môn nhất thiết phải đi khám bệnh để phát hiện trĩ hay ung thư hậu môn, hoặc cả hai bệnh. Trừ khi xác định hậu môn không có u ác (ung thư) và nhìn thấy trĩ mới được chẩn đoán là trĩ", GS. Nhâm nói.

Trĩ khi nào cần phẫu thuật

Với trị nội, chỉ phẫu thuật trĩ khi bị nặng, tức là búi trĩ quá to sa ra ngoài, búi trĩ nhiều, búi trĩ gây đau, búi trĩ bị nhồi máu, búi trĩ chảy máu. Khi bệnh nhân đã điều trị các phương pháp bảo tồn hoặc thủ thuật thất bại thì bệnh nhân phải mổ trĩ.

Trĩ ngoại cho đến nay đều phải mổ, các phương pháp bảo tồn không có tác dụng để co búi trĩ.

Mổ trĩ sẽ rất đau?

Theo GS nhâm hiện nay, tất cả các phương pháp mổ trĩ đều không đau vì gây mê, gây tê tốt. Bệnh nhân trong quá trình mổ sẽ không hề bị đau. Tuy nhiên, điều khổ nhất của bệnh nhân thường là sau mổ, cho đến vết thương lành.

Hậu môn có nhiều dây thần kinh cho nên mỗi lần bệnh nhân đi đại tiện, phân phải đi qua vết thương sẽ rất đau. Vết thương sau mổ bị ngâm trong phân nên cũng sẽ lâu liền và dễ bị nhiễm trùng nếu không điều trị tốt. Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể bị chảy máu.

Cắt trĩ bằng laser có an toàn

GS. Nhân cho hay ưu điểm của cắt trĩ bằng laser là con dao không có lưỡi chiếu vào đứt búi trĩ. Nhưng nếu dùng tia laser nóng có thể gây bỏng vùng lân cận. Nếu bỏng nhiều sẽ tạo thành các vết loét nguy cơ bị nhiễm trùng rất cao.

Phòng bệnh trĩ

Để phòng tránh trĩ, cần tránh những nguyên nhân thuận lợi trên và tích cực điều trị. Nên ăn nhiều chất xơ, uống đủ nước, tránh ăn đồ cay nóng, tránh bị táo bón. Thường xuyên tập luyện thể thao, tránh ngồi nhiều.

Theo ttvn