Mẹo chữa chân tay miệng tại nhà nhanh khỏi và đơn giản

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm do virus phổ biến ở trẻ nhỏ. Có rất nhiều mẹo chữa chân tay miệng từ lá dược liệu, dấm táo, nước dừa, muối,... Tuy nhiên liệu các phương pháp này có hiệu quả và an toàn? Cùng tìm hiểu về mẹo chữa chân tay miệng thật đúng đắn và chi tiết qua bài viết dưới đây.

Bệnh tay chân miệng có triệu chứng gì?

Bệnh tay chân miệng do virus Coxsackie A16 và Enterovirus 71 (phổ biến hơn) gây ra. Các virus này thường sống trong đường tiêu hóa và truyền nhiễm từ người này sang người khác. Bệnh thường phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 5 tuổi, bùng phát vào khoảng giao mùa xuân - hè và thu - đông.

meo-chua-chan-tay-mieng-tai-nha-nhanh-khoi-va-don-gian

Các nốt ban mọc tập trung tại vị trí lòng bàn tay, bàn chân và quanh miệng

Tay chân miệng có những dấu hiệu chung của các bệnh do virus gây ra trong giai đoạn đầu như: sốt, mệt mỏi, chán ăn, quấy khóc. Sau 1-2 ngày, các triệu chứng đặc trưng sẽ xuất hiện, đó là:

- Lở loét ở miệng: các nốt ban như những chấm đỏ nhỏ xuất hiện ở phía trong khoang miệng, trên đầu lưỡi. Chúng nhanh chóng chuyển thành bóng nước và loét ra gây đau khi nuốt, khiến trẻ chảy nước dãi nhiều hơn bình thường và biếng ăn.

- Phát ban dạng phỏng nước: Các ban chấm đỏ mọc tập trung ở lòng bàn tay, chân, đầu gối, khuỷu tay, mông. Chúng không ngứa, không đau và không để lại sẹo.


Mẹo chữa chân tay miệng bằng thảo dược dân gian

Làn da trẻ nhỏ thường rất nhạy cảm, vì vậy sử dụng thảo dược để giúp con cải thiện bệnh tay chân miệng là điều bạn có thể tham khảo. Bạn có thể học hỏi những mẹo chữa bệnh tay chân miệng cho bé như sau:

Mẹo chữa chân tay miệng cho trẻ bằng lá neem

Lá neem (hay còn gọi lá sầu đâu, xoan Ấn Độ) chứa thành phần Nimbidin có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn, do đó ức chế sự hoạt động của virus gây bệnh.

Sử dụng lá neem cho bé bị tay chân miệng giúp thúc đẩy nhanh quá trình điều trị và hỗ trợ giảm thiểu các triệu chứng do virus gây ra.

meo-chua-chan-tay-mieng-tai-nha-nhanh-khoi-va-don-gian

Lá neem giúp kháng khuẩn, kháng viêm, ức chế sự hoạt động của virus gây bệnh

Cách dùng lá neem để chữa tay chân miệng khá đơn giản như sau:

- Chuẩn bị 100-200g lá neem, rửa sạch, để khô và giã nát lấy nước cốt.

- Đem phần nước cốt bôi lên những vị trí phát ban đó là tay, chân, miệng, giúp làm dịu da, giảm ngứa, làm sạch da và ngăn ngừa bội nhiễm.

- Mỗi ngày nên thực hiện 1-2 lần cho tới khi hết bệnh.

Mẹo chữa chân tay miệng cho trẻ bằng lá xoài

Sử dụng lá xoài cho con bị tay chân miệng khá hiệu quả. Hoạt chất Mangifera trong lá xoài có tác dụng hỗ trợ giảm đau, chống viêm, kháng khuẩn và kháng nấm rất tốt, do đó cho tác dụng hỗ trợ diệt virus, cải thiện các triệu chứng bệnh tay chân miệng.

Nên dùng nước lá xoài để tắm cho bé mỗi ngày. Cách làm cụ thể như sau:

Chuẩn bị 100-200g lá xoài (không nên chọn lá quá non) rồi đem rửa sạch, sau đó đun sôi cùng lượng nước vừa phải. Đem nước vừa đun hòa cùng nước sạch, để ở nhiệt độ vừa phải rồi tắm cho bé.

meo-chua-chan-tay-mieng-tai-nha-nhanh-khoi-va-don-gian

Lá xoài có công dụng hỗ trợ làm săn se, sát trùng vết thương

Theo GiaDinh