Mỗi năm có hơn nửa triệu người chết vì ăn phải chất này, WHO đưa vào "danh sách đen" nhưng nhiều người vẫn ăn nhiều các món ăn chứa chúng mà không quan tâm đến 5 mối nguy hại

Theo Healthline, chất béo chuyển hóa, hoặc axit béo chuyển hóa, là một dạng chất béo không bão hòa. Chúng có cả dạng tự nhiên và nhân tạo.

Theo khảo sát của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, mỗi năm có hơn nửa triệu người chết vì các bệnh tim mạch có liên quan đến chất béo chuyển hóa (chất béo trans). Do đó, WHO đã đưa chất béo chuyển hóa vào danh sách đen, khuyến khích thay thế bằng các loại chất béo và dầu có lợi cho sức khỏe hơn.

Chất béo chuyển hóa thực sự là gì?

moi-nam-co-hon-nua-trieu-nguoi-chet-vi-an-phai-chat-nay-who-dua-vao-danh-sach-den-nhung-nhieu-nguoi-van-an-nhieu-cac-mon-an-chua-chung-ma-khong-quan-tam-den-5-moi-nguy-hai

Ảnh minh họa

Chất béo chuyển hóa tự nhiên có trong thịt và sữa của động vật nhai lại, chẳng hạn như gia súc, cừu và dê. Chúng hình thành tự nhiên khi vi khuẩn trong dạ dày của những động vật này tiêu hóa cỏ. Tuy nhiên, những người ăn sữa và thịt không cần phải lo lắng. Một số đánh giá đã kết luận rằng một lượng vừa phải các chất béo này không có vẻ có hại.

Tuy nhiên, chất béo chuyển hóa nhân tạo - còn được gọi là chất béo chuyển hóa công nghiệp hoặc chất béo hydro hóa một phần - rất nguy hiểm cho sức khỏe của bạn. Những chất béo này xảy ra khi dầu thực vật bị thay đổi về mặt hóa học để giúp chúng có thời hạn sử dụng lâu hơn.

Chúng ta tiêu thụ chất béo chuyển hóa qua những cách nào?


Theo QQ, con người tiếp xúc với chất béo chuyển hóa 50% qua dầu thực vật được làm chín ở nhiệt độ cao. Để món ăn chín ngon hơn, người ta thường đợi dầu bốc khói rồi mới tiếp tục nấu, lúc này nhiệt độ của dầu quá cao sẽ làm tăng hàm lượng của axit béo chuyển hóa.

Ngoài ra theo WHO, chất béo chuyển hóa thường được sử dụng trong thực phẩm chế biến sẵn và sản phẩm nướng thương mại vì chúng có giá rẻ. Thức ăn nhanh chẳng hạn như gà rán, cá chiên giòn, bánh mì kẹp thịt, khoai tây chiên và mì xào, đều có thể chứa hàm lượng chất béo chuyển hóa cao.

Cơ thể sẽ ra sao khi bạn tiêu thụ thực phẩm chứa chất béo chuyển hóa?

1. Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Axit béo chuyển hóa có thể làm tăng độ nhớt và độ kết dính của máu, dễ dẫn đến hình thành huyết khối. Ngoài ra do axit béo chuyển hóa có thể làm tăng hàm lượng lipoprotein mật độ thấp nên sẽ làm tăng cholesterol trong máu, từ đó tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

moi-nam-co-hon-nua-trieu-nguoi-chet-vi-an-phai-chat-nay-who-dua-vao-danh-sach-den-nhung-nhieu-nguoi-van-an-nhieu-cac-mon-an-chua-chung-ma-khong-quan-tam-den-5-moi-nguy-hai

2. Ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu phụ nữ cho con bú tiêu thụ một lượng lớn dầu thực vật hydro hóa, thai nhi sẽ hấp thụ thụ động các axit béo chuyển hóa, do đó ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển.

3. Gây ra bệnh tiểu đường loại 2

Tiêu thụ nhiều axit béo chuyển hóa có thể làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, dẫn đến lượng đường trong máu không cân bằng, tăng nhu cầu insulin của cơ thể và dễ gây ra bệnh tiểu đường loại 2.

4. Dẫn đến béo phì ở trẻ em

Nhiều nhà khoa học đã chỉ ra rằng việc hấp thụ các axit béo chuyển hóa có thể gây béo phì ở trẻ em.

5. Làm hỏng mạch máu

Chất béo chuyển hóa được cho là có thể làm hỏng lớp niêm mạc bên trong của mạch máu, được gọi là nội mô. Trong một nghiên cứu kéo dài 4 tuần, các tình nguyện viên được yêu cầu sử dụng chất béo chuyển hóa thay thế chất béo bão hòa. Kết quả cho thấy lượng cholesterol HDL (tốt) của họ đã giảm 21% và sự giãn nở của động mạch bị suy giảm 29%.

Trong một nghiên cứu khác, các dấu hiệu cho thấy sự rối loạn chức năng nội mô cũng tăng lên trong chế độ ăn nhiều chất béo chuyển hóa.

Làm thế nào để giảm tác hại của axit béo chuyển hóa đối với sức khỏe của chúng ta?

Tuy rằng rất khó để có thể loại bỏ hoàn toàn chất béo chuyển hóa ra khỏi chế độ ăn hàng ngày. Tuy nhiên, chúng ta có thể giảm thiểu chúng nếu như thay phương pháp nấu nướng thành luộc, hấp thay vì chiên rán.

Thay vì sử dụng các loại dầu có hàm lượng axit béo chuyển hóa thì chúng ta có thể lựa chọn dầu đậu nành, dầu hạt cải, dầu hướng dương, dầu ngô, dầu mè, dầu hoa trà, dầu ô liu...

Đồng thời, bạn nên từ bỏ thói quen sử dụng đồ ăn nhanh, đặc biệt là các loại bánh như bánh kem, khoai tây chiên, bánh sandwich, gà rán...

(Nguồn: QQ, Healthline)

Theo GiaDinh