Mua máy lạnh, điều hòa Nhật, cẩn thận kẻo mua phải hàng nhập lậu

Nhiều người nghĩ rằng mua được điều hòa, máy lạnh từ một số nước như Nhật, Hàn tốt và bền, nhưng hãy cẩn thận kẻo mua phải hàngcũ  nhập lậu.

Nắm bắt tâm lý người tiêu dùng (NTD) chuộng các nhãn hiệu nổi tiếng như Panasonic, Misubishi, Daikin, Toshiba... và nhất là sản phẩm có xuất xứ Nhật Bản, nhiều tổ chức, cá nhân đã ồ ạt nhập khẩu các mặt hàng này, sau đó tân trang lại bán ra thị trường với giá cao gần bằng giá hàng mới chính hãng nên được tiêu thụ khá mạnh.

Tuy nhiên, Theo Nghị định 187/2013/NĐ-CP của Chính phủ, các mặt hàng đồ điện, điện tử, điện máy, điện gia dụng,... đã qua sử dụng nằm trong danh mục hàng hóa thuộc diện cấm nhập khẩu. Vì vậy, người tiêu dùng phải hết sức lưu ý.

Ví dụ như gần đây, Cục Quản lý thị trường Thành phố Hồ Chí Minh vừa tạm giữ gần 1.000 sản phẩm điện tử đã qua sử dụng các hiệu Daikin, Panasonic, Hitachi, Fujitsu.

Tổng số có 987 sản phẩm bị tạm giữ gồm đầu nóng điều hòa không khí, đầu lạnh máy điều hòa không khí, tủ lạnh, máy giặt, quạt, máy lọc không khí, máy rửa bát, máy lạnh đứng đã qua sử dụng các hiệu Dakin, Panasonic, Hitachi, Fujitsu….. có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài (có xuất xứ - Trung Quốc, Nhật… và không rõ xuất xứ), nguồn điện 100 V, 200 V.

Làm việc với lực lượng chức năng, đại diện công ty chưa xuất trình được hóa đơn chứng từ hợp pháp của sản phẩm. Nếu không bị bắt giữ, các sản phẩm kém an toàn này sẽ được tuồn ra thị trường, gây nguy hiểm trực tiếp cho người sử dụng.

Sở dĩ hàng nội địa nước ngoài nhập lậu, nhất là sản phẩm từ Nhật, được nhiều NTD Việt Nam ưa chuộng vì "giá rẻ lại bền, khí gas thải ra được cho là không ảnh hưởng đến sức khỏe (ga R410)". Tuy nhiên, một chuyên gia cơ khí - nhiệt lạnh làm việc tại Siêu thị điện máy N.K khẳng định, quan niệm trên hoàn toàn sai lầm.


mua-may-lanh-dieu-hoa-nhat-can-than-keo-mua-phai-hang-nhap-lau

 Cẩn trọng mua phải hàng điện tử điện lạnh Nhật đã qua sử dụng. Ảnh minh họa

Theo chuyên gia này:

"Nhật sử dụng dòng điện 110V và các thiết bị điện tử của họ cũng sản xuất theo tiêu chuẩn này. Trong khi đó, Việt Nam lại sử dụng mức điện áp 220V, vì thế để sử dụng được máy lạnh nội địa Nhật cần phải có bộ chuyển điện áp từ 110V qua 220V, chính điều này sẽ làm cho máy lạnh tiêu hao điện nhiều hơn. Trong khi đó, ML tại VN hầu hết cũng đã bắt đầu chuyển sang dùng loại gas R410 theo tiêu chuẩn mới".

Chuyên gia này còn giải thích: "Máy lạnh nội địa Nhật chỉ tốt với điều kiện tất cả linh kiện bên trong đều mới, nhất là những thành phần quan trọng như tấm màng lọc.

Trong khi đó máy lạnh Nhật nhập lậu về Việt Nam hầu hết là hàng thải, quá hạn sử dụng hoặc thiếu linh kiện thay thế. Nếu bộ lọc đã hết hạn sử dụng sẽ là ổ phát tán nấm mốc ra không khí, ảnh hưởng đến sức khỏe. Hầu hết các máy lạnh dạng này đều không thể tìm được bộ lọc thay thế, hoặc có chăng chỉ là dùng tạm, không thể bền bằng hàng chính hãng".

Còn theo một số thợ chuyên sửa chữa điện lạnh, khách hàng thường nghĩ rằng mua hàng nội địa cũ của Nhật là rẻ, nhưng thực tế người tiêu dùng đang bỏ số tiền lớn hơn nhiều so với giá trị thật của sản phẩm.

Anh Đại, chủ 1 tiệm sửa chữa điện lạnh ở Q8, cho biết:

"Dòng máy lạnh nội địa Nhật đã trở thành nỗi ám ảnh với những người chuyên sửa máy như tôi. Ai cũng kháo nhau máy lạnh Nhật bền, nhưng không ít máy đã cũ, kêu rất to, màng lọc bẩn hoặc hỏng, nhiều máy bị rỉ nước mà không có cách nào tìm phụ kiện thay thế.

Chưa kể, nhiều khách quen còn cho biết, mua xong, tiền trả rồi thì cửa hàng xem như "phủi trách nhiệm", dù lúc mua hứa bảo hành đàng hoàng".

Cũng theo anh Đại, sở dĩ các cửa hàng chuộng kinh doanh dòng sản phẩm nhập lậu này vì lời rất cao, do giá nhập về rất rẻ. "Ai cam kết máy mới chưa bị tháo, chưa từng sửa chữa đều là nói dối hết. Hầu hết những loại máy này đều đã được tân trang, thậm chí tháo linh kiện ra để thay cái khác, nên chẳng ai dám đảm bảo về chất lượng sản phẩm" - anh Đại khẳng định.

Theo VietQ