Mỹ phẩm tự nhiên và hàng loạt nhược điểm gây bất lợi cho làn da

Mỹ phẩm tự nhiên tưởng chừng an toàn tuyệt đối nhưng thực tế sản phẩm này cũng tiềm ẩn nhiều nhược điểm.

Mỹ phẩm trong thời gian gần đây được chia thành hai nhóm đó là tổng hợp và tự nhiên. Người tiêu dùng vốn mệt mỏi với các sản phẩm tràn ngập hóa chất trong môi trường sinh hoạt vì thế mỗi khi xuất hiện một mặt hàng có gắn từ "nguồn gốc tự nhiên" thì ai nấy đều đón nhận.

Mỹ phẩm thiên nhiên là mỹ phẩm có chứa hầu hết thành phần chiết xuất từ hoa, quả, thực vật và khoáng chất. Mỹ phẩm thiên nhiên (hay mỹ phẩm hữu cơ) cũng như tên gọi của nó. Thành phần chủ yếu sử dụng trong loại mỹ phẩm này được chiết xuất từ hoa, quả, thực vật và khoáng chất. Dù được cho là lành tính nhưng thực tế các loại sản phẩm mỹ phẩm tự nhiên lại có rất nhiều nhược điểm. 

my-pham-tu-nhien-va-hang-loat-nhuoc-diem-gay-bat-loi-cho-lan-da

 Mỹ phẩm tự nhiên vẫn có nhiều nhược điểm. Ảnh minh họa

Khi phấn má hồng có asen

Không có gì ngạc nhiên khi các "cocktail" hóa chất đó gây nên hiện tượng khô da, bít tắc lỗ chân lông, dị ứng… Đa số thủ phạm nằm trong nhóm mỹ phẩm chứa các thành phần tự nhiên. Rõ ràng sữa chua có gắn chữ bio có lợi cho sức khỏe hơn các loại sữa chua thông thường. Vậy tại sao với biocosmetica (mỹ phẩm sinh học) lại không như thế? Quả thật người ta đã dùng nguyên liệu tự nhiên để điều chế loại mỹ phẩm này nhưng vẫn không tránh khỏi các chất bổ sung như thuỷ ngân, chì, asen…


Gây dị ứng

Mỹ phẩm tổng hợp, hay đúng hơn các thành phần trong nó - nước hoa, chất bảo quản, thuốc nhuộm -thường gây dị ứng. Trong mỹ phẩm tự nhiên các chất độc nói trên không có hoặc có với một lượng tối thiểu. Nhưng mọi sự phức tạp bắt đầu từ đây. Rất nhiều nguyên liệu tự nhiên là chất gây dị ứng mạnh như cúc hoa, hương thảo, calendula (cúc vạn thọ), nho, cây ngải, mật ong và sáp ong.

Hạn sử dụng quá ngắn

Mỹ phẩm tự nhiên thông thường có hạn dùng từ 2-12 tháng. Có những sản phẩm chỉ định bảo quản trong tủ lạnh. Nếu như chất liệu của vỏ hộp kem đó không được tốt, chất lượng kem cũng thành độc hại. Hoặc nếu như trước khi đến tay người tiêu dùng, các sản phẩm đó không được bảo quản lạnh liên tục, thí dụ loại kem đắp mặt nạ sữa chua sau khi để ở nhiệt độ cao các vi khuẩn đã xuất hiện, khi được bôi lên da sẽ gây nhiều phản ứng bất lợi.

Chỉ cần sơ sảy, kem tự nhiên trở thành chất độc hại da và sức khỏe. Sản phẩm tự nhiên có giá thành cao, thời hạn ngắn, nếu chúng ta không không sử dụng kịp sẽ thành lãng phí, tốn tiền vô ích.

Dễ nhiễm khuẩn

Tự nhiên không có nghĩa là sạch. Nguyên liệu chế tạo mỹ phẩm tự nhiên có ít chất gây ô nhiễm hơn nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Một ví dụ điển hình: lanolin, "sáp lông", được sản xuất trong thời gian rửa lông cừu. Ở dạng tự nhiên loại lông này chứa một lượng lớn hóa chất sau đó được chế biến với chất dung môi.

Chỉ dẫn trên bao bì

Một hãng mỹ phẩm có uy tín sẽ có kinh phí cao cho sản phẩm được thử nghiệm lâm sàng. DO đó người tiêu dùng cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng. Tất cả được liệt kê theo thứ tự giảm dần. Nếu nguyên liệu hoa cúc hay calendula ở vị trí cuối trong danh sách "Thành phần" thì có thể yên tâm rằng hai chất dễ gây dị ứng này chỉ có mặt với hàm lượng tối thiểu.

Một dấu hiệu cho thấy một sản phẩm chất lượng là ở bao bì. Mỹ phẩm tự nhiên thường được bảo quản trong lọ thuỷ tinh, lọ sứ hoặc lọ nhựa phân hủy sinh học. Nếu được đóng trong lọ nhựa, tuýp tráng thiếc… thì người tiêu dùng có lý do để nghi ngờ về chất lượng.

Theo VietQ