Những loại thực phẩm không cần phải bảo quản trong tủ lạnh

Tủ lạnh là nơi mọi người đều lựa chọn để bảo quản thực phẩm, tuy nhiên không phải đồ ăn nào cũng phù hợp với nhiệt độ lạnh, và nhiệt độ phòng đôi khi còn tốt hơn.

Đưa mọi thực phẩm vào tủ lạnh có lẽ là cách tất cả mọi người đều làm để bảo quản chúng tốt nhất. Ngay cả khi bao bì ghi “bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát”, thì việc đặt chúng vào tủ lạnh vẫn diễn ra như một thói quen.

Điều này quá quen thuộc đến mức người dùng không nghĩ xem thứ gì thực sự nên đưa vào trong tủ lạnh và thực phẩm nào sẽ tươi ngon lâu hơn khi để ở nhiệt độ phòng. Dù tủ lạnh là nơi bảo quản đồ ăn tốt nhưng thực sự không cần thiết đối với nhiều thực phẩm dưới đây.

Ớt chuông

nhung-loai-thuc-pham-khong-can-phai-bao-quan-trong-tu-lanh

Mọi người không cần phải để ớt chuông trong tủ lạnh. Chúng có thể dễ dàng được bảo quản ở nhiệt độ phòng hoặc túi giấy. Thậm chí việc để ớt chuông trong tủ lạnh còn khiến chúng mất độ tươi và giòn.

Trái cây nhiệt đới

nhung-loai-thuc-pham-khong-can-phai-bao-quan-trong-tu-lanh

Những loại trái cây của vùng nhiệt đới như chuối, xoài, đu đủ nên được giữ ở nhiệt độ ấm. Nhiệt độ thấp làm hỏng vỏ bên ngoài (chuối có thể chuyển sang màu nâu sẫm) và kết cấu của chúng.


Nước xốt

Tương cà, mù tạt, nước tương, giấm balsamic, nước xốt chua ngọt đều có thể cất được trong tủ bếp, ngay cả khi đã mở ra. Bảo quản trong tủ lạnh không giúp chúng tươi ngon lâu hơn. Tại nhà hàng và quán cà phê, nước xốt cũng thường được để trên giá, ngay tại mặt bàn

Sô cô la

nhung-loai-thuc-pham-khong-can-phai-bao-quan-trong-tu-lanh

Sô cô la có thể hấp thụ mùi hương từ thực phẩm khác. Ngoài ra, hơi ẩm bên trong tủ lạnh có thể tạo cho sô cô la một lớp phủ màu trắng - đây là đường nổi lên trên bề mặt.

Lớp phủ này không ảnh hưởng đến hương vị nhưng làm mất đi sự hấp dẫn vốn có. Sô cô la có thể được bảo quản ở mọi nơi ở khoảng 20°C trong ít nhất 6 tháng.

nhung-loai-thuc-pham-khong-can-phai-bao-quan-trong-tu-lanh

Các sản phẩm từ sữa luôn được bảo quản trong tủ lạnh vì chúng hư hỏng khá nhanh ở nhiệt độ phòng. Tuy nhiên, bơ thì lại khác bởi thành phần chính của nó (80%) là chất béo.

Tỷ lệ chất béo cao kết hợp với tỷ lệ nước thấp làm cho sản phẩm không thích hợp cho sự phát triển của vi khuẩn.  Do đó, bơ có thể được giữ an toàn ở nhiệt độ phòng trong ít nhất vài ngày.

Quả đào

nhung-loai-thuc-pham-khong-can-phai-bao-quan-trong-tu-lanh

Khi thấy quả đào vẫn còn cứng chắc và không có mùi thơm ngọt đặc trưng, ​​hãy để chúng ở bên ngoài cho tới lúc chín trước khi sẵn sàng thưởng thức.

Mọi người không nên rửa chúng khi để bên ngoài. Đào sẽ chín ngon nhất khi ăn ngay, hãy cất vào tủ lạnh trong tối đa vài ngày nếu không sử dụng hết. Nhiệt độ mát sẽ làm chậm quá trình chín và tránh cho đào nhanh hỏng.

Bánh mì và các loại bánh ngọt khác

nhung-loai-thuc-pham-khong-can-phai-bao-quan-trong-tu-lanh

Nhiều người bảo quản bánh mì trong tủ lạnh để không bị mốc hỏng, nhưng làm như vậy khiến bánh khô nhanh hơn. Cách tốt nhất là cất chúng trong trong tủ hoặc hộp bánh mì ở nhiệt độ phòng.

Nước ngọt

nhung-loai-thuc-pham-khong-can-phai-bao-quan-trong-tu-lanh

Nước ngọt, như nước trái cây hoặc nước có ga, có thể được bảo quản ở nơi có nhiệt độ ấm hoặc mát mẻ. Nếu không có sự thay đổi nhiệt độ đột ngột và bao bì không bị hỏng, nước trái cây để được trong tủ tố vài tháng mà vẫn giữ được chất lượng ban đầu.

Xúc xích

nhung-loai-thuc-pham-khong-can-phai-bao-quan-trong-tu-lanh

Vốn là một loại thịt đã qua xử lý, xúc xích có thể để được trong nhiều tháng. Cách tốt nhất để bảo quản bất kỳ loại thịt tương tự là cất ở một nơi mát mẻ và thông gió, và thịt sẽ tiếp tục chín. Nếu điều kiện thời tiết không cho phép, mọi người có thể cho vào tủ lạnh.

Thực phẩm đóng hộp

nhung-loai-thuc-pham-khong-can-phai-bao-quan-trong-tu-lanh

Siêu thị luôn bày bán các loại đồ ăn đóng hộp trên kệ thay vì tủ lạnh cả tháng trời mà chúng không hề bị hư hỏng. Vì thế mọi người không cần phải giữ những hộp chưa mở ở trong tủ lạnh. Nhưng nếu đã mở lon, hãy chuyển thực phẩm vào hộp thủy tinh kín hoặc túi nhựa và cất vào tủ lạnh.

Húng quế

Để giữ cho húng quế tươi lâu, hãy cắt tỉa cành và đặt chúng vào trong lọ thủy tinh hoặc bình nước, giống như cắm hoa. Đậy lỏng bằng túi ni lông và để chúng trên kệ. 
 
Trong khi một số loại rau gia vị, như mùi tây và ngò, có thể được bảo quản theo cách này trong tủ lạnh, thì húng quế lại tưới tốt hơn ở nhiệt độ phòng. Nhiệt độ thấp có thể làm cho lá bị đen nhanh hơn.

Bơ đậu phộng

nhung-loai-thuc-pham-khong-can-phai-bao-quan-trong-tu-lanh

Bơ đậu phộng không chứa nhiều nước, vì vậy nó có thể được bảo quản trong tủ bếp. Một lọ bơ đậu phộng qua chế biến đã mở nắp thường sẽ giữ được khoảng 3 tháng khi được bảo quản trong tủ tối ở nhiệt độ phòng bình thường. Việc cất trong tủ lạnh khiến chúng trở nên cứng và gây khó khăn khi sử dụng.

Táo và lê

Không khí lạnh có xu hướng phá vỡ kết cấu giòn của táo và lê. Nếu muốn chúng giòn lâu, hãy để bên ngoài, còn nếu thích trái cây lạnh hơn thì hãy tiếp tục cho vào tủ lạnh.

Dưa muối

nhung-loai-thuc-pham-khong-can-phai-bao-quan-trong-tu-lanh

Dưa chua có đủ muối - một chất bảo quản tự nhiên - để giữ chúng an toàn để sử dụng trong thời gian dài. Lý do duy nhất để đưa vào tủ lạnh là nếu mọi người muốn thưởng thức chúng ở phiên bản mát lạnh.

Tỏi

nhung-loai-thuc-pham-khong-can-phai-bao-quan-trong-tu-lanh

Ánh sáng và độ ẩm là kẻ thù lớn nhất của tỏi vì cả hai đều khiến nấm mốc phát triển. Thay vào đó, hãy bảo quản tỏi ở nhiệt độ phòng, tại nơi khô ráo, tối và có nhiều không khí lưu thông. Khi được bảo quản trong môi trường lạnh, tỏi sẽ bắt đầu nảy mầm trong vòng vài ngày. Mặc dù tỏi đã mọc mầm vẫn có thể ăn được, nhưng đôi khi nó có vị hơi đắng.

Theo VietQ