Những thực phẩm quen thuộc này có thể biến thành ‘độc dược’ nếu không dùng đúng cách

Nếu không dùng đúng cách, những thực phẩm nhiều dưỡng chất này có thể biến thành “độc dược” gây ảnh hưởng nghiệm trọng tới sức khỏe của cả gia đình.

Chất độc có trong các thực phẩm quen thuộc và luôn được tin dùng này xuất phát từ cách chế biến, bảo quản và sử dụng chưa đúng. Vì thế, cần loại bỏ ngay một số thói quen nấu nướng quen thuộc để bảo vệ gia đình bạn tốt nhất.

Củ cải trắng

Củ cải trắng chứa độc tố furocoumarins. Chất độc này thường cao nhất trong lớp vỏ, có thể gây đau dạ dày hoặc phản ứng rát bỏng trên da khi tiếp xúc, nhất là những người có làn da nhạy cảm.

Do đó, khi chế biến món ăn từ củ cải trắng, bạn cần gọt bỏ sạch vỏ và phần hư hỏng trên thân củ cải để tránh độc tố. Khi được nấu chín, chất độc này sẽ hết và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của gia đình bạn. Vì vậy, không nên thử ăn củ cải trắng sống, nhất là với trẻ em.

Những thực phẩm quen thuộc này có thể biến thành ‘độc dược’ nếu không dùng đúng cách

Củ cải trắng có thể biến thành "độc dược" nếu không chế biến đúng cách. Ảnh minh họa 


Lạc

Lạc tươi là thực phẩm có chất dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể người, đặc biệt là lượng chất béo tự nhiên trong sản phẩm này. Tuy nhiên, nếu bảo quản không tốt, để trong môi trường ẩm ướt..., lạc dễ bị mốc. Nấm mốc trên lạc rất độc, người ăn phải sẽ bị ngộ độc với các triệu chứng: đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy...

Vì thế, cần phơi lạc thật khô rồi mới đem cất ở những nơi khô ráo, thoáng mát. Khi mua lạc về để sử dụng, bà nội trợ chú ý mua những hạt lạc căng, mẩy, có màu sắc tươi tắn và tuyệt đối tránh xa những hạt lạc có dấu hiệu bị mốc, thâm đen.

Khoai tây

Khoai tây để lâu ngày thường mọc mầm, chuyển sang màu xanh hoặc để chúng tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời sẽ có hàm lượng chất độc solanin rất cao. Do đó, khi ăn những loại khoai tây này, bạn có thể gặp phải các triệu chứng như: đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, khó thở.

Để tránh ngộ độc khoai tây, bạn không nên mua hoặc chế biến thức ăn từ những củ khoai đã mọc mầm hay những củ có vỏ đã chuyển màu, những củ đã đào khỏi mặt đất quá lâu. Đồng thời, các bà nội trợ cũng không tích trữ quá nhiều khoai tây để ăn dần.

Những thực phẩm quen thuộc này có thể biến thành ‘độc dược’ nếu không dùng đúng cách

Khoai tây để lâu ngày thường mọc mầm, chuyển sang màu xanh. Ảnh minh họa 

Hạt điều

Hạt điều thô chứa chất urushiol - một loại độc tố gây huy hiểm đến tính mạng con người. Khi ăn hạt điều có chứa chất độc với số lượng lớn có thể gây tử vong. Đó chính là lý do khi mua hạt điều, bạn cần chú ý xem hạt điều đã được sơ chế (hấp lên hoặc sấy khô hay chưa).

Nếu có cơ hội tiếp xúc với các loại hạt điều mới được thu hoạch xong, bạn không nên ăn thử ngay vì chúng sẽ gây ra cảm giác khó chịu, tức ngực, khó thở. Đặc biệt, các gia đình ở Tây Nguyên trồng nhiều hạt điều cần nhắc nhở trẻ em không được thử ăn hạt điều thô để bảo vệ sức khỏe của chúng.

Hòa Lê (T/h)

Theo VietQ