Nở rộ sản phẩm 'giải độc' phổi hậu Covid-19, người tiêu dùng cần tỉnh táo

Trước tâm lý lo sợ hậu Covid-19 và những dấu hiệu mình mắc, ảnh hưởng đến phổi, nhiều người tìm tới các thực phẩm chức năng quảng cáo có tác dụng bổ phổi, trong đó chủ yếu là hàng 'xách tay'.

Lo sợ Covid-19 làm tổn thương phổi, cùng các triệu chứng khỏ thở, hụt hơi, ho kéo dài, nhiều người tìm mua các loại thuốc, vitamin được quảng cáo có tác dụng "bổ phổi" qua mạng xã hội. Không khó để tìm mua các thực phẩm chức năng này, chỉ cần gõ từ khóa "thuốc bổ phổi" trên thanh tìm kiếm của Google hay ứng dụng mạng xã hội, "chợ" thương mại điện tử, người dân có thể tìm thấy rất nhiều sản phẩm từ các nước như Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc... Hầu hết được quảng cáo dành cho người muốn hồi phục, giải độc phổi sau khi khỏi Covid-19.

no-ro-san-pham-giai-doc-phoi-hau-covid-19-nguoi-tieu-dung-can-tinh-tao

Không khó để tìm thấy những loại thuốc quảng cáo bổ phổi chữa hậu Covid-19 trên các trang mạng.

Dưới mỗi bài viết, nhiều người dùng yêu cầu cần được tư vấn. Đa số người bán cho hay đây là mặt hàng "hot" mùa dịch, bán cùng các loại mỹ phẩm, đồ gia dụng,... không những không ảnh hưởng mà có tác dụng như các thuốc điều trị với công dụng hơn cả thuốc chữa bệnh. 

Tiến sĩ Dương Văn Trung, Trưởng khoa Ngoại Tiết niệu, Bệnh viện Bưu Điện cho biết, rất nhiều bệnh nhân hỏi về các loại thuốc bổ giúp phục hồi phổi sau khi khỏi Covid-19. Theo bác sĩ Dương Văn Trung, thuốc bổ là các loại thuốc có thành phần vitamin, chất khoáng, axit amin... Các thuốc này có tác dụng bổ sung vi chất, làm trẻ hóa tế bào, tăng cường khả năng biến đổi thức ăn thành dưỡng chất nuôi cơ thể.

Những ngày đầu mới nhiễm nCoV, virus tấn công dồn dập tế bào phổi, chủ yếu là lớp tế bào bảo vệ lông mao. Sau đó, chúng làm bong tróc lớp bảo vệ này. Khi mất đi lớp bảo vệ, đường hô hấp sẽ bị chất bẩn, dịch lỏng và virus tràn ngập. Cách thức tấn công này khiến nhiều bệnh nhân Covid-19 bị viêm cả 2 lá phổi. Sau giai đoạn một, nếu hệ miễn dịch bệnh nhân đủ khỏe sẽ hồi phục dần. Nếu yếu, bệnh nhân sẽ chuyển sang giai đoạn tiếp theo là phổi tổn thương nặng và tiếp tục lan rộng dẫn tới suy hô hấp cấp tính (thở nhanh, khó thở, tím tái…).


Như vậy, SARS-CoV-2 xâm nhập vào phổi ảnh hưởng trực tiếp đến các phế nang, là nơi trao đổi khí. Xơ phổi là biến chứng hay gặp nhất của hậu Covid-19. Đây là tình trạng các nhu mô trong phổi bị tổn thương, dày lên, xơ cứng, mất chức năng đàn hồi và tạo thành sẹo ở phổi. Nguyên nhân là nhu mô phổi bị phá hủy trong giai đoạn cấp tính sẽ không thể phục hồi trạng thái bình thường, mà thay bằng những mô xơ.

no-ro-san-pham-giai-doc-phoi-hau-covid-19-nguoi-tieu-dung-can-tinh-tao
 
Chuyên gia này giải thích thêm, xơ phổi dẫn đến không thực hiện được chức năng trao đổi khí C02 và 02 ở phổi, gây khó thở, đặc biệt là khi vận động thể lực. Đây là một trong những biến chứng dai dẳng ảnh hưởng đến khả năng lao động.

Sau Covid-19, chức năng phổi có thể sớm trở lại bình thường sau 6 tháng hoặc kéo dài hơn nữa, thậm chí có tổn thương không hồi phục. “Cách phục hồi phổi tốt nhất chính là liệu pháp tập thở, giúp các phế nang giãn ra đưa lượng khí vào phổi nhiều nhất. Các bài tập tôi thường khuyên bệnh nhân thực hiện là thở ngực, thở bụng... Bên cạnh đó, người bệnh cần có chế độ dinh dưỡng tốt và luyện tập thể thao tùy theo sức khỏe mỗi người. Thực tế, không có thuốc nào là bổ phổi hậu Covid-19. Người dân nên cẩn trọng, tránh tiền mất tật mang", TS Dương Văn Trung nói.

Ông nhấn mạnh thực phẩm chức năng giống như "dao hai lưỡi". Người dân bổ sung dư thừa, không đúng cách có thể gây hại cho cơ thể. Nếu sau khi khỏi Covid-19, bệnh nhân vẫn bị ho nặng kéo dài, tức ngực, mất ngủ, khó thở, suy nhược thì nên đến bệnh viện khám để biết rõ về tình trạng sức khỏe.

Theo VietQ