Nữ y tá cạo trọc đầu để tránh lây lan và những câu chuyện tình người trong cuộc chiến Corona

Những câu chuyện, hình ảnh đẹp trong đợt dịch virus Corona giúp chúng ta có thêm niềm hi vọng vào ánh sáng, thêm ấm ấp giữa những ngày u ám.

Hơn 1 tháng kể từ ngày dịch virus Corona bùng phát, không khí u ám bao trùm Vũ Hán, cả Trung Quốc sống trong hoang mang, toàn thế giới lo sợ dịch bệnh lây lan sang nước mình khi số người ca nhiễm và tử vong tăng mạnh mỗi ngày.

Nhưng trong lúc hoạn nạn ấy, ngọn lửa tình người vẫn được thắp lên, sưởi ấm cả những gì lạnh lẽo nhất, khắc nghiệt nhất. Chính tình người trong hỏa hoạn đã giúp chúng ta có thêm niềm tin, hy vọng chiến đấu với dịch bệnh.

Sự hi sinh, cống hiến của đội ngũ y bác sĩ khiến chúng ta phải ngả mũ kính phục. Hơn 6000 y bác sĩ, quân nhân, nhân viên y tế từ khắp nơi tiến vào tâm dịch để khống chế bệnh, điều đó đồng nghĩa với những cuộc chia ly tạm thời. Họ phải rời xa gia đình để dấn thân vào cuộc chiến chưa rõ ngày trở về, hơn thế phải đối mặt với những nguy hiểm đến tính mạng, áp lực công việc đè nặng ngày qua ngày mà không có phút được nghỉ ngơi.

nu-y-ta-cao-troc-dau-de-tranh-lay-lan-va-nhung-cau-chuyen-tinh-nguoi-trong-cuoc-chien-corona

Giọt nước mắt của chàng trai khi chia tay bạn gái để lên đường đến Vũ Hán cứu trợ.

nu-y-ta-cao-troc-dau-de-tranh-lay-lan-va-nhung-cau-chuyen-tinh-nguoi-trong-cuoc-chien-corona

"Em sẽ ổn, miễn là anh an toàn". 


nu-y-ta-cao-troc-dau-de-tranh-lay-lan-va-nhung-cau-chuyen-tinh-nguoi-trong-cuoc-chien-corona

Những hình ảnh đẹp của bác sĩ trong quá trình điều trị đã chứng minh cho câu “lương y như từ mẫu”.

Y tá Đơn Hà đã cạo trọc đầu trước khi vào ca làm việc để tiện mặc đồ bảo hộ cũng như phòng virus bám vào tóc gây lây lan bệnh. “Không sao, tóc rồi sẽ mọc lại mà”. Bên cạnh đó, cô cũng gửi lại 2 con cho ông bà chăm sóc để chuyên tâm làm việc.

nu-y-ta-cao-troc-dau-de-tranh-lay-lan-va-nhung-cau-chuyen-tinh-nguoi-trong-cuoc-chien-corona

Các bác sĩ động viên nhau chiến đấu với dịch bệnh. 

Giữa tâm dịch bệnh, khi bệnh nhân không ngừng sợ hãi, thậm chí tức giận, nếu bác sĩ không có tinh thần thép, vận dụng chuyên môn và y đức, sẽ không thể giúp người bệnh ổn định tâm lý để điều trị.

nu-y-ta-cao-troc-dau-de-tranh-lay-lan-va-nhung-cau-chuyen-tinh-nguoi-trong-cuoc-chien-corona

Một cặp vợ chồng già cùng nhiễm virus Corona nằm trên giường bệnh, nắm tay nhau lần cuối. Đây có thể là giây phút cuối cùng họ được ở cạnh nhau. Để rồi sau đó, mỗi người một nơi cách ly, chờ đợi cơ hội mong manh được đoàn tụ.

nu-y-ta-cao-troc-dau-de-tranh-lay-lan-va-nhung-cau-chuyen-tinh-nguoi-trong-cuoc-chien-corona

Giây phút nắm tay cuối cùng trước khi bị cách ly của cặp vợ chồng già. 

Từ những ngày đầu dịch bệnh bắt đầu bùng phát, cộng đồng mạng đã sử dụng hashtag "Vũ Hán cố lên" để cổ vũ những người dân đang bị cô lập trong tâm dịch Vũ Hán. Nhiều hành động thiết thực, ấm áp được lan truyền như việc ủng hộ tiền, kí tên tình nguyện đi vào vùng dịch và tiếp tế lương thực, phát khẩu trang cho những người lái taxi, cảnh sát,...

Không kể tuổi tác, già trẻ, gái trai, ai ai cũng một lòng hướng về Vũ Hán, hướng đến những người bệnh, thầm cầu nguyện cho họ tai qua nạn khỏi.

Các tình nguyện viên từ già tới trẻ đều muốn góp công sức để sản xuất nhiều khẩu trang, chất khử trùng nhằm hỗ trợ chống lại bệnh dịch.

Ông Chu Shudong, 79 tuổi, đã có 30 năm kinh nghiệm trong ngành, tình nguyện sửa chữa máy may. "Tôi đã không làm công việc may trong 20 năm. Tôi đã già, mắt cũng yếu. Tôi hy vọng có thể góp chút sức mình để sản xuất thêm nhiều khẩu trang để mọi người được bảo vệ, cùng chung sức đẩy lùi bệnh dịch".

nu-y-ta-cao-troc-dau-de-tranh-lay-lan-va-nhung-cau-chuyen-tinh-nguoi-trong-cuoc-chien-corona

Ông Chu Shudong muốn góp sức mình để sản xuất nhiều khẩu trang cho người dân. 

Khi dịch bệnh viêm phổi cấp lây lan sang Việt Nam, theo chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng, cả nước chung tay chống dịch trên tinh thần “chống dịch như chống giặc”, “không được chủ quan, không để dịch lây lan”, “chấp nhận một số thiệt hại về kinh tế để bảo vệ tính mạng, sức khỏe người dân”.

Trong cơn bĩ cực mới sáng lên tình người. Nhà báo Nguyễn Đức Quý, báo điện tử Nhân đạo và Đời sống đã thành lập nhóm từ thiện phát 1 triệu khẩu trang cho người dân.

Anh chia sẻ: “Trước diễn biến rất phức tạp của dịch bệnh, tôi chỉ muốn chúng ta hợp sức lại lan toả, mỗi người một tay một chân, ai làm được gì thì nỗ lực làm. Tôi cũng muốn lan tỏa thông điệp đến với tất cả mọi người rằng, trước những cơn bão dịch, chúng ta cần đoàn kết tương trợ lẫn nhau. Nếu chỉ lo bảo vệ mình mà quên đi những người xung quanh thì sớm muốn dịch bệnh cũng tìm đến chúng ta, chúng ta ko thể trốn được, chi bằng ai cũng được bảo vệ thì dịch bệnh đâu có cơ hội phát triển và lây lan”.

nu-y-ta-cao-troc-dau-de-tranh-lay-lan-va-nhung-cau-chuyen-tinh-nguoi-trong-cuoc-chien-corona

Đội từ thiện phát khẩu trang miễn phí cho người dân. 

Không chỉ anh Quý, rất nhiều địa điểm đã tổ chức phát khẩu trang và nước khử trùng tay miễn phí cho người dân. 

nu-y-ta-cao-troc-dau-de-tranh-lay-lan-va-nhung-cau-chuyen-tinh-nguoi-trong-cuoc-chien-corona

Chùa Tam Chúc phát 40.000 khẩu trang, nước khử trùng tay cho người dân trước khi vào lễ.

Trong khi mặt hàng khẩu trang trở nên khan hiếm giữa mùa dịch, nhiều cửa hàng thuốc đã không màng đến lợi nhuận, sẵn sàng tặng khẩu trang y tế cho khách hàng.

nu-y-ta-cao-troc-dau-de-tranh-lay-lan-va-nhung-cau-chuyen-tinh-nguoi-trong-cuoc-chien-corona

nu-y-ta-cao-troc-dau-de-tranh-lay-lan-va-nhung-cau-chuyen-tinh-nguoi-trong-cuoc-chien-corona

Đó chỉ là một số trong vô vàn những câu chuyện nhân văn khác đang âm thầm diễn ra trong những ngày qua.

Quả thật, khi hoạn nạn, người ta mới thấm thía 2 chữ tình người. Qua những câu chuyện, qua những hình ảnh đẹp trong cơn bão dịch virus Corona, chúng ta có thêm niềm hi vọng vào ánh sáng, thêm ấm ấp giữa những ngày u ám này.

Bình yên rồi sẽ đến với tất cả chúng ta!

Theo GiaDinhVietNam