Ở nhà giãn cách nghe "anh chồng đảm" Sài Gòn mách cách trồng nấm bào ngư xám cho năng suất khủng

Trong những ngày giãn cách, anh Hoàng Lương đã trồng thành công loại nấm bào ngư xám khiến cả chị em cũng phải khen ngợi vì độ mát tay.

Có thể nói so với các loại nấm khác thì nấm bào ngư xám rất dễ trồng và nhanh thu hoạch. Do đó, rất nhiều người chọn cách tự trồng nấm bào ngư xám tại nhà để cung cấp nguồn lương thực an toàn cho các thành viên trong gia đình.

Anh Hoàng Lương (hiện đang sống tại quận 9, Sài Gòn) cũng vậy. Ở nhà giãn cách, anh tự trồng nấm còn mát tay đến nỗi được thu liên tục.

Cùng lắng nghe những kinh nghiệm của anh Hoàng Lương để học cách trồng loại nấm này tại nhà.

o-nha-gian-cach-nghe-anh-chong-dam-sai-gon-mach-cach-trong-nam-bao-ngu-xam-cho-nang-suat-khung

Anh Hoàng Lương với nấm bào ngư xám thu hoạch được trên sân thượng của gia đình.

1. Chọn bịch phôi nấm bào ngư

o-nha-gian-cach-nghe-anh-chong-dam-sai-gon-mach-cach-trong-nam-bao-ngu-xam-cho-nang-suat-khung

Bịch phôi nấm là gì?


Đây là các túi nguyên liệu đã được cấy meo. Những túi phôi này bán rất nhiều ở trên mạng, các website, fanpage chuyên về nấm bào ngư.

Nếu bạn ở quận 9, Hồ Chí Minh như anh Hoàng Lương thì có thể tìm đến các trại nấm ở đây hoặc gọi điện trực tiếp để được giao hàng tận nơi.

Có rất nhiều bịch phôi nấm để lựa chọn. Chúng được làm từ nhiều nguyên liệu khác nhau như mùn cưa, xác mía, rơm rạ và bã cà phê.

Giá các bịch phôi cũng rất khác nhau. Đối với các bịch phôi làm từ các trại nấm thì giá bán sỉ dao động từ 3.500 đồng đến 5.000 đồng cho một bịch phôi.

Một số bịch phôi cao cấp có thể có giá trên 25.000 đồng/bịch phôi.

2. Thiết kế không gian và sắp xếp trồng nấm bào ngư tại nhà

Khi trồng nấm bào ngư không nên quá bận tâm vào kỹ thuật tạo phôi. Mà quan trọng là cách chăm sóc.

Nấm bào ngư cũng như nhiều loại nấm khác không cần quá nhiều ánh sáng, do vậy có thể tận dụng những không gian kém ánh sáng như ban công, phòng làm việc, phòng bếp. Thậm chí nhiều gia đình còn tận dụng cả phòng vệ sinh… Miễn sao môi trường không nhiều bụi bẩn, không có gió mạnh là được.

Với gia đình anh Hoàng Lương thì có khoảng sân thượng rộng nên anh tận dụng để trồng tại đây.

Có rất nhiều cách để sắp xếp các túi phôi. Có thể kết thành chuỗi và treo lên trên móc hoặc gác trên các kệ trong nhà.

Dù bằng cách nào thì nên để cổ túi hướng lên phía trên, để các tơ nấm có thể phát triển mạnh.

3. Chăm sóc và thu hoạch bịch phôi nấm bào ngư

- Bạn cần tưới phun sương cho phôi từ 4-6 lần trên ngày. Lưu ý chỉ tưới phun sương, không tưới trực tiếp vào phôi và tai nấm non sẽ gây đọng ứ nước dẫn đến úng.

- Sau một thời gian từ 15-20 ngày kể từ lúc đem phôi về nhà, các tơ nấm sẽ mọc lan rất nhanh. Khi đó bạn cần tiến hành mở nút bông, rạch các đường trên túi phôi từ 4-6 đoạn cách đều nhau.

- Khi thấy tai nấm có đường kính khoảng 3 – 5cm là bạn có thể bắt đầu thu hoạch. Bạn sẽ tiến hành thu hoạch bằng cách vặn sát gốc. Bởi nếu còn sót gốc thì rất dễ nhiễm bệnh.

- Khi hái nấm nên hái từng chùm nấm, gốc nấm phải được cắt sạch sẽ trước khi xếp vào giỏ.

4. Chăm sóc sau khi thu hoạch

- Sau khi hái nấm xong, bạn không nên tưới nước ngay vào thùng xốp mà phải đợi vài tiếng sau mới tưới. Bởi nếu bạn tưới ngay sau khi thu hoạch thì sẽ dễ khiến các phôi nấm dễ bị chết thối.

- Sau khi thu hoạch đợt nấm đầu tiên, bạn hãy ngừng tưới nước khoảng 5 – 7 ngày để nấm mọc ra tán mới. Khi hết đợt ra nấm thì bạn hãy tưới nước lên nền và xung quanh để giữ ẩm mỗi ngày.

- Một bịch phôi nấm bào ngư có thể cho từ 5-6 lần hái, tùy theo điều kiện chăm sóc, chất lượng con giống và cách làm phôi nấm bào ngư.

o-nha-gian-cach-nghe-anh-chong-dam-sai-gon-mach-cach-trong-nam-bao-ngu-xam-cho-nang-suat-khung

Theo Nhịp Sống Việt