Phát triển cảm biến cảnh báo chất lượng thực phẩm theo màu sắc

Mới đây, các nhà khoa học tại trường đại học New South Wales đã phát triển một loại cảm biến cho thấy chất lượng thực phẩm vào một thời điểm nhất định.

Hiện tại các công cụ đóng nhãn ngày hết hạn lên sản phẩm đã không thay đổi trong một thời gian dài. Do đó ngày hết hạn sử dụng có thể là không chính xác, gây lãng phí một lượng lớn thực phẩm trên toàn cầu.

Trong 5 năm qua, Đội ngũ của Phó Giáo sư Rona Chandrawati, Khoa Công nghệ Hóa học tại Đại học New South Wales đã phát triển một loại cảm biến cho thấy chất lượng thực phẩm vào một thời điểm nhất định.

phat-trien-cam-bien-canh-bao-chat-luong-thuc-pham-theo-mau-sac

Các nhà khoa học đã phát triển loại cảm biết cảnh báo chất lượng thực phẩm theo màu sắc 

Cảm biến này được dán bên ngoài bao bì của thực phẩm. Nguyên lý hoạt động như sau, ví dụ như khi sữa bị chua thì nó sẽ chứa một lượng cao acid lactic, và hợp chất hóa học trong thiết bị cảm biến polymer phản ứng với acid lactic này và tạo ra một màu sắc nhất định.

Xanh = thực phẩm tươi ngon


Tím = nên sớm sử dụng

Đỏ = thực phẩm đã bị hỏng

Công trình nghiên cứu này được kỳ vọng sẽ giúp giảm lượng rác thải thực phẩm, hiện đang là một vấn đề toàn cầu. Hiện có đến 1/3 lượng thực phẩm bị vứt đi mỗi năm trên thế giới và khiến các quốc gia rất đau đầu trong quá trình xử lý. Rác thải thực phẩm chủ yếu là từ các hộ gia đình. Tuy nhiên thách thức chính đó là loại cảm biến này phải được thiết kế riêng cho từng loại và kích cỡ thực phẩm và chúng chỉ hoạt động trên thực phẩm đóng gói.

Các nhà khoa học cũng có kế hoạch là gắn các cảm biến này vào những bao bì nhựa sinh học bền vững. Và họ định thiết kế các cảm biến có thể tự phân hủy để bảo vệ môi trường.

Trước đó, một nhóm các nhà khoa học tại trường đại học Bắc Kinh (Trung Quốc) đã sáng chế một bộ phận cảm biến thu nhỏ, chuyển màu khi thực phẩm, chẳng hạn như sữa, suy giảm chất lượng, giúp chủ nhân biết khi nào thức ăn, đồ uống đã bị biến chất đến mức không dùng được nữa. Phát minh này được kỳ vọng sẽ thay thế cho việc in hạn dùng trên bao bì sản phẩm trong tương lai.

Miếng màu đặc biệt có kích thước nhỏ hơn móng tay. Nó chứa một loại gel là hỗn hợp của các kim loại và hóa chất, bao gồm cả những mảnh vàng tí hon, một hợp chất bạc và vitamin C. Tốc độ chuyển màu tương ứng với tốc độ phát triển của vi khuẩn E coli gây ngộ độc thực phẩm ở những nhiệt độ khác nhau. Khi cảm biến chuyển sang màu xanh lá cây, điều đó đồng nghĩa vi khuẩn đã phát triển với số lượng đủ để khiến thực phẩm hỏng. Cảm biến màu đang được nhiều chuyên gia đánh giá là một phát minh mang tính đột phá, có thể giúp người tiêu dùng giám sát chất lượng sản phẩm chặt chẽ hơn so với hạn dùng thông thường in ngoài bao bì sản phẩm.

Theo VietQ