Sự thật tồi tệ đằng sau chế độ ăn uống của người Mỹ (và ảnh hưởng đến Thế giới)

Con người thường bị rơi vào một trong hai trạng thái, hoặc thừa cân, thiếu dinh dưỡng hoặc đói ăn, và điều này phản ánh nghiêm trọng sự mất cân bằng chế độ ăn uống. 

su-that-toi-te-dang-sau-che-do-an-uong-cua-nguoi-my-va-anh-huong-den-the-gioi
Hambugers là một trong những món ăn phổ biến nhất tại Mỹ (Ảnh: Unsplash)

Trong 40 năm qua, chúng ta đã chuyển từ một thế giới có số người bị đói gấp đôi những người béo phì sang một thế giới mà sự béo phì đang ngày càng phổ biến hơn. Và theo một nghiên cứu trên diện rộng được đăng trên tờ Lancet đầu tháng 4, hiện nay 6 quốc gia – Hoa Kỳ, Anh, Canada, Australia, Ireland và New Zealand – là những nước dẫn đầu xu thế này.

Tuy có sự chênh lệch nhất định trong việc phân chia lương thực thực phẩm, nhưng thế giới đang sản xuất một số lượng thực phẩm thừa đủ để nuôi sống tất cả chúng ta. Về mặt lý thuyết, nếu chúng ta có thể tìm ra cách thức để có một chế độ ăn uống cân bằng – từ đó những người thừa cân sẽ giảm cân và những người bị đói sẽ có thêm thực phẩm – và như vậy tất cả mọi người đều được ăn uống hợp lý.

Viện tài nguyên thế giới cũng mới thực hiện một nghiên cứu về cách thức để đạt được mục tiêu lý tưởng trên. Chúng ta không những có thể cải thiện sức khỏe của bản thân mà quan trọng hơn là chúng ta cũng có thể thực hiện điều này cho tất cả mọi người – không phải là ngay bây giờ nhưng sẽ có thể trong tương lai.

Bắt đầu từ Mỹ

Nghiên cứu trên tập trung vào những gì sẽ xảy ra nếu chúng ta thay đổi những thứ đang ăn, và nó xoáy vào phần tiêu thụ quá mức trong vấn đề mất cân bằng.


Đầu tiên là tập trung vào việc giảm sự tiêu thụ quá mức lượng calo, thứ hai là giảm lượng protein từ động vật, và thứ ba là giảm việc tiêu thụ thịt bò, bởi cho tới nay, đây vẫn là dạng protein kém hiệu quả nhất trên hành tinh.

Tất cả những thay đổi về chế độ ăn uống đều mang lại những lợi ích tích cực cho sức khỏe con người và môi trường, nhưng điều mang lại hiệu quả nhất là vấn đề thứ 2 – khuyến khích việc giảm tiêu thụ protein từ động vật trên diện rộng.

su-that-toi-te-dang-sau-che-do-an-uong-cua-nguoi-my-va-anh-huong-den-the-gioi
Một phụ nữ đang mua sắm tại khu vực tràn ngập các loại nước giải khát đang được giảm giá tại siêu thị ở Monterey Pảk, California, ngày 18/6/2014 (Ảnh: Getty)

Hiện nay, chế độ ăn trung bình của người Mỹ là tệ nhất trên thế giới, cả trong khía cạnh ăn quá nhiều và lãng phí.

Khi so sánh với các chế độ ăn uống của nhiều nước khác, nghiên cứu nhận thấy rằng một chế độ ăn trung bình tại Mỹ cao hơn gần 500 calo so với chế độ ăn trung bình của thế giới. Thậm chí đáng báo động hơn, các nguồn lực và tác động môi trường tiêu cực liên quan đến việc sản xuất thực phẩm hàng ngày của con người cũng cao hơn gần gấp đôi so với chỉ số trung bình của thế giới.

Thực tế chứng tỏ rằng người Mỹ đang tiêu thụ quá mức: Theo dữ liệu của chính phủ Hoa Kỳ, tỷ lệ những người béo phì của Mỹ là cao nhất trên thế giới, với  hơn 1/3 số lượng người Mỹ trưởng thành và gần 9 triệu trẻ em mắc bệnh béo phì.

Người Mỹ cũng rất thích ăn thịt.  Theo OECD, nếu tính bình quân đầu người thì Mỹ là quốc gia đứng thứ 4 thế giới về khả năng tiêu thụ thịt, sau Argentina, Uruguay và Brazil. Và cũng theo nghiên cứu này, người Mỹ cũng hấp thụ lượng protein hàng ngày từ các thực phẩm có nguồn gốc động vật nhiều hơn bất cứ người dân ở quốc gia nào khác.

Thực tế, nghiên cứu nhận thấy có khoảng 90% đất nông nghiệp ở Mỹ được sử dụng cho mục đích sản xuất protein động vật cung cấp cho chế độ ăn uống của người Mỹ. Chế độ ăn này có ảnh hưởng rất lớn đến các nước phát triển, nơi lượng tiêu thụ thịt và các thực phẩm chế biến đang ngày càng gia tăng.

Khi thu nhập bình quân theo đầu người tăng, người dân tại các nước đang phát triển cũng ngày càng có xu hướng muốn bắt kịp hương vị vô cùng hấp dẫn của giấc mơ Mỹ.

Theo nghiên cứu của Viện tài nguyên thế giới, những thói quen ẩm thực toàn cầu đang nghiêng về phong cách ăn uống của Phương Tây , với lượng carbohydrate tinh chế, đường phụ gia và chất béo cao (được biết đến với tên gọi chung là thực phẩm chế biến), kèm theo lượng lớn protein động vật.

Nghiên cứu này cho rằng việc tăng thu nhập, đô thị hóa cùng với sự tiếp cận những thức ăn nhanh và thực phẩm tiện lợi, cũng như những thay đổi về công nghệ, kinh doanh và kinh tế được hỗ trợ bởi các chính sách của chính phủ là những yếu tố đang làm các hệ thống thực phẩm khác bị biến đổi và trở nên tương tự giống của người Mỹ.

su-that-toi-te-dang-sau-che-do-an-uong-cua-nguoi-my-va-anh-huong-den-the-gioi
Người Mỹ hấp thụ lượng protein có nguồn gốc từ động vật nhiều hơn người dân của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới
(Ảnh: CC0 Public Domain)

“Dịch” béo phì

Thực phẩm chế biến có thể mang lại sự tiện lợi cho cuộc sống của con người, nhưng bằng chứng về những hậu quả tiêu cực của việc thay đổi chế độ ăn uống này đã xuất hiện tại những quốc gia đang phát triển hàng đầu như Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil và Mexico.

Chẳng hạn, theo Viện tài nguyên thế giới, tại Trung Quốc, tỷ lệ béo phì đã tăng gấp 3 lần trong giai đoạn từ năm 1991 – 2006. Có khoảng ¼ số người trưởng thành Trung Quốc hiện nay đang bị thừa cân hoặc béo phì.

Theo mạng truyền hình quốc gia Ấn Độ NDTV, số lượng người bị nhiễm bệnh tiểu đường ở nước này, hậu quả cùa việc tiêu thụ quá nhiều đường, đã tăng gấp 3 lần từ năm 1995 – 2014, đạt con số khoảng 66,8 triệu người. Điều thú vị nằm ở tiêu đề bài viết của NDTV – “Bệnh tiểu đường: Dịch bệnh do người Ấn Độ tạo ra”.

Quan điểm của NDTV đó là những căn bệnh này đều có thể phòng ngừa. Chúng có liên quan trực tiếp đến những gì chúng ta ăn.

su-that-toi-te-dang-sau-che-do-an-uong-cua-nguoi-my-va-anh-huong-den-the-gioi
 Mỹ là quốc gia có tỷ lệ người béo phì cao nhất thế giới (Ảnh: Getty)

Chúng ta thay đổi như thế nào?

Nếu hỏi người Mỹ rằng họ thích trở thành người như thế nào – có trọng lượng trung bình hay thừa cân – có rất ít người chọn vế sau. Tất cả đều muốn có một chế độ ăn uống lành mạnh.

Nhưng ngày nay, thậm chí thật khó để biết được điều đó có nghĩa là gì. Ý tưởng về một chế độ ăn uống cân bằng là một điều khó nắm bắt với hầu hết chúng ta. Sự hiểu biết của mọi người về những gì họ nên ăn đã bị ảnh hưởng bởi chính sách của chính phủ, những thông điệp quảng cáo thức ăn hoành tráng, những kiểu chế độ ăn mới nhất, và thậm chí cả những nghiên cứu khoa học gây hiểu nhầm.

Hơn nữa, điều khiến cộng đồng hoang mang đó là một thực tế ít được thừa nhận rằng những gì tốt cho người này có thể lại gây hại đối với người khác. Một số người thiên về hấp thụ chất béo. Trong khi với những người khác đó lại là chất độc. Đây cũng là điều tương tự với các sản  phẩm sữa (đường lactose), bánh mỳ (chất gluten), các loại hạt (dị ứng), thực phẩm thô, thức ăn cay, thịt và đường. Có lẽ tất cả mọi người cần tự quyết định một chế độ ăn phù hợp với bản thân mình.

Tuy nhiên, có một vấn đề khá liên quan đến những điều nêu trên và hiện đang nhận được rất nhiều sự quan tâm, đó là những gì đang được xem như một sai lầm lớn của chính phủ Mỹ khi khuyến nghị người dân Mỹ theo đuổi một chế độ ăn ít chất béo.

Mối liên hệ giữa chế độ ăn giàu chất béo và bệnh tim mạch dựa trên những khuyến nghị của các nhà khoa học phần lớn đã bị phá vỡ.

Ngày nay, một số các nhà nghiên cứu sức khỏe tin rằng phần lớn sự tăng cân của đa số người dân Mỹ là kết quả của sai lầm này. Chính sách của chính phủ đã hỗ trợ cho những hành vi sản xuất thực phẩm thiếu trách nhiệm trong nhiều thập kỷ qua.

su-that-toi-te-dang-sau-che-do-an-uong-cua-nguoi-my-va-anh-huong-den-the-gioi
Những chiếc bánh cup cake này có chứa rất nhiều đường phụ gia (Ảnh: Creative Commons CC0)

Những người ủng hộ đầu tiên đối với chế độ ăn ít béo có lẽ đã không thể dự đoán rằng các nhà chế biến thực phẩm sẽ thay thế chất béo trong các công thức thực phẩm đã được chế biến của họ bằng đường phụ gia, và số đường đó sẽ trở thành một vấn đề nghiêm trọng trong chế độ ăn của mọi người.

Đường, đặc biệt là xi-rô ngô (high-fructose corn syrup) được tìm thấy trong hầu hết các loại nước giải khát, có mối liên hệ mật thiết với căn bệnh béo phì và tiểu đường loại 2 ngày nay. Đường tinh luyện, còn được gọi là đường sucrose và có chứa 50% fructose cũng là một mối lo ngại.

Chẳng hạn, nghiên cứu được công bố hồi tháng 3/2015 trên Mayo Clinic Proceedings, một tạp chí y học có tính chuyên môn cao, nhận thấy rằng việc tiêu thụ một lượng lớn đường phụ gia là thủ phạm gây ra dịch bệnh tiểu đường và béo phì ở Hoa Kỳ.

Nghiên cứu này giúp các nhà khoa học hiểu rằng các loại calo khác nhau có các tác dụng chuyển hóa khác nhau trong cơ thể.

Đường Frutoso, loại đường được tìm thấy trong nhiều thực phẩm chế biến, được chuyển hóa nhanh chóng và dẫn tới việc lưu trữ chất béo có hại, ảnh hưởng xấu đến các mức độ isulin và gây ra huyết áp cao.

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tiêu thụ đường phụ gia của con người đang tăng gấp 30 lần kể từ năm 1776.

Đường dưới dạng mà chúng ta đang dùng ngày nay từng là một thứ đặc biệt hiếm. 200 năm trước đây, trung bình một người tiêu thụ khoảng hơn 1,8kg đường/năm. Đến năm 1994, trung bình một người tiêu thụ hơn 54kg đường/năm. Và con số này chỉ bằng khoảng hơn 100gr đường phụ gia/ngày!

Cơ thể của con người chuyển hóa thức ăn thành năng lượng, và nguồn năng lượng chính của con người là một loại đường được gọi là glucose. Tuy có một số đường glucose được tìm thấy trong protein và chất béo, nhưng phần lớn đều đến từ carbohydrate như bánh mỳ, gạo, sữa, rau và hoa quả.

Một số loại hoa quả và rau cũng có chứa đường fructose. Nhưng James J. DiNicolantonio, một chuyên gia nghiên cứu tim mạch tại Viện tim mạch Mỹ Saint Luke, đồng thời dẫn đầu nhóm nghiên cứu Mayo đã phát biểu trong một đoạn phim kết hợp với nghiên cứu rằng đường fructose trong tất cả các dạng thực phẩm đều không có vấn đề gì.

“Chúng ta không lên án việc ăn hoa quả hay các loại rau củ khác hoặc những loại hoa quả có chứa đường fructose”, ông nói. 

Trước đây, Hướng dẫn chế độ ăn uống Mỹ chỉ định rằng mỗi ngày chỉ được phép có không quá 19% calo từ các loại đường phụ gia. Sau đó đến năm 2015 chỉ số này giảm xuống còn 10%.

Đây là một khởi đầu tốt nhưng vẫn còn rất nhiều việc cần làm

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo mức độ 10% từ năm 1989. Năm 2015, tổ chức này tiếp tục đưa ra một khuyến cáo có điều kiện, đề nghị các nước xem xét cắt giảm việc tiêu thụ đường phụ gia xuống còn 5%.

Trong thông cáo báo chí của WHO, khuyến nghị này dường như nhằm tạo ra một hiệu quả sức khỏe lý tưởng, nhưng nó là khuyến nghị có điều kiện vì có rất ít nghiên cứu đối với những người có lượng đường thấp như vậy. Thực sự rất khó để có thể tìm được những người tiêu thụ đường thấp đến thế.

Theo Kim Chi (vntinnhanh)