Thứ quả hồi bé mẹ hay trêu "ăn vào thối mồm" giờ ra phố thị tiểu thương bán kiếm tiền triệu mỗi ngày

Loại quả này không chỉ là một loại hàng hóa mà nó còn gắn bó với rất nhiều kỷ niệm tuổi thơ và đi qua nhiều thế hệ.

Với rất nhiều đứa trẻ thuộc thế hệ 9x đời đầu, 8x trở về trước, quả thị cũng là một món quà, một thứ đồ chơi gắn với rất nhiều kỷ niệm khó quên. Ở đó, còn có cả một bầu trời tuổi thơ với vô vàn trò chơi thú vị.

thu-qua-hoi-be-me-hay-treu-an-vao-thoi-mom-gio-ra-pho-thi-tieu-thuong-ban-kiem-tien-trieu-moi-ngay

Hằng năm, cứ độ cuối hè, chớm thu, khi trời đang nóng bỗng có được chút mưa nhỏ, chút gió lao xao, ấy là khi những quả thị đầu tiên bắt đầu chín.

Chẳng hiểu loại quả này có sức mê hoặc thế nào nhưng ngày trước, đứa trẻ nào cũng luôn ao ước có được món quà này. Nếu hàng ngày, bà và mẹ đi chợ về chỉ chầu chực mấy món quà như bánh rán, bánh dày... thì đến mùa này chỉ mong được mua cho một quả thị.

thu-qua-hoi-be-me-hay-treu-an-vao-thoi-mom-gio-ra-pho-thi-tieu-thuong-ban-kiem-tien-trieu-moi-ngay

Và quả thị thời kỳ đó giá cũng cực rẻ, chỉ 1.000 - 2.000 đồng/chục quả tùy loại. Thế nhưng, xuất hiện trở lại ở Hà Nội sau hàng chục năm vắng bóng, thị - loại quả trồng ở các vùng quê - bỗng trở thành đắt đỏ.

Thời điểm này, thị bắt đầu vào mùa. Trên "chợ mạng" hay tại các khu chợ dân sinh, đã lác đác xuất hiện những hàng bán thị sáp (loại thị quả nhỏ), thị muộn (quả to tròn). Thế nhưng, để mua được loại quả gợi nhớ về một thời tuổi thơ này, người dân Hà thành phải chi ra 80.000 - 200.000 đồng cho mỗi 1kg thị.

thu-qua-hoi-be-me-hay-treu-an-vao-thoi-mom-gio-ra-pho-thi-tieu-thuong-ban-kiem-tien-trieu-moi-ngay

Theo một tiểu thương, thị có 2 loại, thị sáp và thị muộn. Thị sáp quả dẹt, nhỏ xinh như cúc áo, hạt lép, thơm. Thị quả tròn, còn gọi là thị muộn thì to hơn, có khi bằng nắm tay, có hạt nhưng giá rẻ hơn vì hương thơm không bằng thị sáp.


Cũng theo người này, sở dĩ thị bán rong giá cao hơn ở chợ là do đã qua tuyển chọn, quả đều, đẹp, có lá, có cành. Khách hàng có thể lựa quả xanh về thắp hương cho chín dần hoặc mua quả đã chín vàng bóng về trưng cho đẹp, thơm nhà, thơm văn phòng. Thị là loại chơi bền, để 4 - 5 ngày vẫn thơm. Dù giá thị khá đắt, nhưng khách hàng vẫn mua nhiệt tình, thậm chí còn không mặc cả.

Người mua ít thì 3-5 quả, người mua nhiều thì khoảng chục quả mỗi lần. Thế nên, chỉ tính riêng tiền bán thị chị thu được khoảng 800 nghìn đến 1,5 triệu đồng/ngày.

Chị Thanh Hải (Cầu Diễn, Hà Nội) chia sẻ: "Với thế hệ 7X, 8X, quả thị gắn liền với ký ức tuổi thơ, hồi bé được mẹ mua cho quả thị, chúng tôi suốt ngày nâng niu trong lòng bàn tay, hít hà hương thơm, rồi lấy len tết thành túi lưới xách đi chơi hoặc treo ở cửa cho thơm. Tôi nhớ những quả thị to bọn trẻ con ăn xong còn lấy hột mài ra, cắm tăm vào giả làm kẹo mút để ngậm. Giờ mình mua thị lấy mùi hương kỷ niệm, chỉ 2 - 3 quả đã thơm lắm rồi, giá có đắt một chút cũng không sao".

thu-qua-hoi-be-me-hay-treu-an-vao-thoi-mom-gio-ra-pho-thi-tieu-thuong-ban-kiem-tien-trieu-moi-ngay

Tại các khu chợ truyền thống, thị sáp thường được bán với giá 7.000 - 10.000 đồng/quả tùy loại to nhỏ, tức khoảng trên dưới 200.000 đồng/kg. Còn nếu bán theo cân, giá dao động từ 100.000 - 120.000 đồng/kg.

Những ngày sát Rằm tháng 7, còn gọi là lễ Vu lan báo hiếu cha mẹ, giá loại quả này càng đắt. Trên chợ online, quả thị còn được nâng tầm lên thành mặt hàng cúng rằm “sang chảnh”, có giá từ 100.000 đồng/mẹt đến hơn 1 triệu đồng/mâm.

thu-qua-hoi-be-me-hay-treu-an-vao-thoi-mom-gio-ra-pho-thi-tieu-thuong-ban-kiem-tien-trieu-moi-ngay

Một số cửa hàng còn trang trí, thắt nơ lụa, làm thành các set quà tặng cao cấp hơn, gồm giỏ thị kèm hoa tươi hoặc giỏ thị kèm hộp bánh trung thu thì có giá lên tới có giá 500.000 đồng - 1 triệu đồng/set.

Theo GiaDinh

thu-qua-hoi-be-me-hay-treu-an-vao-thoi-mom-gio-ra-pho-thi-tieu-thuong-ban-kiem-tien-trieu-moi-ngay