Thực phẩm hàng đầu gây sỏi thận cần tránh dùng thường xuyên

Nhiều loại thực phẩm tưởng an toàn nhưng thực chất nếu ăn nhiều chúng lại có thể gây bệnh cho con người, nhất là sỏi thận.

Sỏi thận được hình thành khi nồng độ chất khoáng trong nước tiểu tăng cao hay lượng nước tiểu quá ít, lắng đọng lại ở thận. Trường hợp nếu sỏi thận nhỏ, có thể tự đẩy ra ngoài theo đường tiểu và khỏi.

Nhưng nếu sỏi lớn, viên sỏi di chuyển cọ xát vào đường niệu có thể gây ra những cơn đau lưng, tiểu ra máu hoặc sỏi thận bị kẹt trong cuống đài thận, gây tắc nghẽn, ứ đọng nước tiểu, gây viêm nhiễm, suy thận... Một trong những nguyên nhân gây ra sỏi thận chính là do một số loại thực phẩm dưới đây:

Thịt đỏ làm đọng nhiều lượng axit

Có lẽ thịt đỏ thuộc danh sách thực phẩm có thể làm tăng nguy cơ bị sỏi thận cao. Lí do là vì việc chuyển hóa protein sẽ hạn chế quá trình bài tiết chất cặn bã, nên điều này gây tác động không nhỏ đối với thận. Quá trình trao đổi protein từ thịt động vật còn để lại lượng axit đáng kể trong cơ thể.

Thực phẩm hàng đầu gây sỏi thận cần tránh dùng thường xuyên

 Thịt đỏ là một trong những thực phẩm hàng đầu gây sỏi thận cần tránh. 


Thực phẩm giàu chất oxalate

Nếu ăn với số lượng lớn thực ăn giàu oxalate có thể làm gia tăng bệnh sỏi thận. Oxalate trong nước tiểu kết hợp với canxi sẽ hình thành sỏi thận canxi-oxalat. Theo đó, các loại thực phẩm giàu oxalate nên tránh là rau chân vịt, đậu bắp, củ dền, cải xoăn, cần tây, sữa đậu nành, dâu tây và rau cải Thụy Sĩ.

Thực phẩm giàu chất purin

Một lượng lớn purin trong cơ thể sẽ làm tăng lượng acid uric trong nước tiểu và dẫn đến sỏi thận acid uric. Các loại thực phẩm giàu purine khác mà bạn nên hạn chế ăn là cá cơm, nội tạng động vật, thịt xông khói, sò điệp, tôm và men làm bánh.

Đồ uống có ga

Thường xuyên uống đồ uống có ga, chẳng hạn như soda, đồ uống năng lượng và một số loại nước ép đóng chai cũng làm tăng nguy cơ phát triển sỏi thận. Một nghiên cứu năm 2007 được công bố lưu ý rằng đồ uống có ga có chứa axit photphoric gây ra những thay đổi tiết niệu và làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận mãn tính.

Ăn mặn cũng gây sỏi thận

Ăn quá nhiều muối ăn (natri) có thể góp phần dẫn đến sỏi thận. Lượng natri cao khiến cơ thể giữ nước và thận không thể hoạt động để đưa lượng natri dư thừa ra khỏi cơ thể. Nó thậm chí còn làm tăng mức canxi và làm giảm nồng độ citrate (chất ức chế sỏi thận) trong nước tiểu. Hơn nữa, lượng natri cao làm tăng huyết áp, có thể dẫn đến suy tim và đột quỵ.

Theo VietQ