Thức uống này không chỉ giúp chị em trị chứng mất ngủ, da dẻ đẹp lên mỗi tuần mà còn giảm căng thẳng và trầm cảm

Trà hoa nhài là thức uống tuyệt vời để trị chứng mất ngủ hậu Covid.

Chuẩn bị nguyên liệu
  • 1. Trà ô long, táo, trà hoa nhài, quế
  • 2. Chất làm ngọt tự nhiên như mật ong hoặc si rô cây phong

Khó có thể phủ nhận được việc mất ngủ, ngủ không ngon và không sâu giấc ảnh hưởng đến sức khoẻ của chúng ta như thế nào. Đặc biệt, với chị em phụ nữ, việc mất ngủ, trằn trọc không yên sẽ ảnh hưởng đến da dẻ, khiến da thâm sạm và tiều tuỵ thêm mỗi ngày.

Ngay cả những người bị di chứng hậu Covid phải đối mặt với chứng khó ngủ, bị tỉnh ngủ giữa chừng cũng ảnh hưởng ít nhiều đến sức khoẻ. Bởi vậy, việc bổ sung chế độ ăn uống sau khi khỏi bệnh là vô cùng quan trọng.

Sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên, organic sẽ giúp tinh thần thoải mái, giấc ngủ ngon hơn, chẳng hạn thức uống làm từ thảo mộc như hoa nhài, quế,...

Cách pha trà ô long táo hoa nhài

1. Cách pha trà ô long táo hoa nhài

Để pha trà ô long táo hoa nhài, chúng ta cần chuẩn bị sẵn đầy đủ nguyên liệu như: Nước, hoa nhài khô, táo mèo quả nhỏ hoặc một quả lớn, túi trà ô long, quế thanh.

Lấy một thìa hoa nhài khô, nửa quả táo cắt khối nhỏ, 1 túi trà ô long, 2 thanh quế nhỏ cho vào đun nhỏ lửa trong khoảng 5 phút.


Ủ thêm khoảng 2 phút sau đó rót ra cốc. Phần táo còn lại có thể cắt lát tạo hình hoặc cắt khối vuông nhỏ để trang trí.

Khi thưởng thức, cho thêm một thìa mật ong hoặc si rô cây phong, khuấy đều.

thuc-uong-nay-khong-chi-giup-chi-em-tri-chung-mat-ngu-da-de-dep-len-moi-tuan-ma-con-giam-cang-thang-va-tram-cam

Chúc chị em thành công với cách pha trà ô long táo hoa nhài này nhé!

Trà ô long táo hoa nhài được làm từ những nguyên liệu tự nhiên, mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ.

Tại sao thức uống này lại dùng trà ô long?

Trà ô long là loại trà xanh được được oxy hoá một phần nên vẫn giữ được hương vị thanh khiết và thơm lạ của trà. Nhờ quá trình oxy hoá 1 phần đó mà trà vẫn giữ được hàm lượng polyphenol cao. Polyphenol có thể kể đến như theaflavin, thearubigins và EGCG có thể ngăn ngừa các gốc tự do, nguy cơ gây bệnh ung thư, cải thiện sức khoẻ tim mạch rất tốt. 

Trong trà ô long có chứa theanine, một loại axit amin có khả năng giúp trấn tĩnh và thư giãn. Bởi vậy, trong công thức trà ô long táo hoa nhài có sử dụng loại trà này để giúp trấn an tinh thần, điều hoà khí huyết và trị các cơn đau đầu. 

Ngoài các tác dụng trên, có thể kể đến loại amino axit có trong trà ô long có khả năng ức chế các thụ thể glutamate, giúp loại bỏ căng thẳng đầu óc. Không chỉ vậy, các polythenol trong trà giúp giảm các triệu chứng viêm da dị ứng. 

Tính sát trùng của trà có thể giúp tiêu diệt vi khuẩn gây hại cho đường ruột. Đồng thời, hương vị ngọt thanh của trà ô long cũng giúp làm dịu dạ dày hiệu quả.

thuc-uong-nay-khong-chi-giup-chi-em-tri-chung-mat-ngu-da-de-dep-len-moi-tuan-ma-con-giam-cang-thang-va-tram-cam

Hoa nhài giúp trà có tác dụng gì?

Hoa nhài là thành phần quan trọng thứ hai để làm nên thức uống hảo hạng này. Hoa nhài là một trong những loại hoa có thể giữ mùi lâu nhất nên được dùng làm gia vị, hương liệu. Và khi sử dụng để pha trà, hoa nhài mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ, tiêu biểu nhất là giúp trị mất ngủ, giảm căng thẳng và trầm cảm, lại giúp làm đẹp da.

Theo nhiều nghiên cứu, mùi hương hoa nhài có khả năng làm kích thích não sản sinh ra thành phần GABA. Chất này khiến đầu óc bớt căng thẳng, nhờ đó giúp dễ ngủ hơn. Khi pha trà có hoa nhài, mùi hương theo hơi nước hoà vào không khí giúp đầu óc thư giãn, thanh tĩnh, giúp bạn càng dễ chìm vào giấc ngủ sâu.

Uống trà có pha hoa nhài giúp giảm stress hiệu quả, nên da dẻ nhờ đó cũng khoẻ mạnh hơn. Uống trà hoa nhài thường xuyên còn giúp làm sáng da, hồi phục các tổn thương do mụn.

Táo mang lại hương vị gì?

Trong táo có chứa nhiều chất xơ và nước. Cùng với một số hợp chất tự nhiên trong táo có thể giúp thúc đẩy giảm cân. 2 hợp chất thực vật trong táo là axit chlorogen và catechin giúp hỗ trợ bảo vệ niêm mạc dạ dày. Ngoài ra, táo có chứa pectin, loại chất xơ này giúp nuôi các vi khuẩn có lợi trong đường ruột. 

Cho thêm quế vào trà có tác dụng gì?

Quế có hiệu quả cao trong việc chống lại các chứng cảm lạnh hoặc cúm. Quế có đặc tính chống oxy hoá. Bởi vậy, chỉ cần thêm 1 thanh quế nhỏ vào trà là đã giúp cung cấp các khoáng chất cần thiết cho cơ thể như mangan, sắt và canxi. Qua đó, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và làm sạch đường hô hấp.

Thêm nữa, quế còn giúp làm giảm đáng kể chứng đầy hơi, chướng bụng. Tanin có trong quế giúp cơ thể chống lại các gốc tự do gây ra sự lão hoá tế bào. Đặc biệt, quế có khả năng chống viêm mạnh, giảm đau cơ. Cho nên, bổ sung quế vào trà là một lựa chọn thông minh, giúp trà bổ dưỡng hơn.

Theo Nhipsongviet