Tin 16/11: Công an Hà Nội cảnh báo việc người dân mua xăng dầu tích trữ; bé trai 11 tuổi phát hiện bị đái tháo đường

Cơ quan công an khuyến cáo người dân không được tích trữ xăng, dầu dưới mọi hình thức; Bé trai 11 tuổi được đưa vào viện trong tình trạng nôn ói, mệt, thở nhanh và kết quả cho thấy bé bị nhiễm Cetone đái tháo đường.

Công an Hà Nội cảnh báo việc người dân mua xăng dầu tích trữ

tin-16-11-cong-an-ha-noi-canh-bao-viec-nguoi-dan-mua-xang-dau-tich-tru-be-trai-11-tuoi-phat-hien-bi-dai-thao-duong
Công an TP Hà Nội cho biết, hiện nay, trên địa bàn thành phố Hà Nội nói chung và địa bàn quận Nam Từ Liêm nói riêng có nhiều cửa hàng kinh doanh xăng dầu đã tạm ngưng hoạt động hoặc kinh doanh gián đoạn do nguồn hàng cung ứng không đáp ứng kịp. Việc này dẫn đến tình trạng một số người dân mang theo can loại lớn để mua xăng, từ đó tiềm ẩn nguy cơ cháy, nổ do tích trữ xăng dầu trong nhà.
 
Xăng dầu là loại chất nguy hiểm, có nguy cơ cháy, nổ cao và có tính chất lý, hóa đặc biệt. Nếu tích trữ xăng trong các can nhựa hoặc thiết bị chứa không phù hợp thì dễ xảy ra hiện tượng hư hỏng thiết bị chứa dẫn tới rò rỉ xăng dầu ra ngoài, tạo thành môi trường nguy hiểm cháy, nổ.
 
Đối với việc không đảm bảo các điều kiện an toàn gây ra cháy nổ, thiệt hại về người, tài sản, ngoài bị xử phạt hành chính, người vi phạm có thể phải chịu trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự bồi thường thiệt hại cho người bị hại. Để đảm bảo an toàn về PCCC, Công an quận Nam Từ Liêm khuyến cáo một số nội dung cụ thể sau:
 
- Trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh, phải tuân thủ tuyệt đối các quy định an toàn về PCCC; duy trì các điều kiện đảm bảo an toàn PCCC theo quy định và theo quy trình an toàn trong quá trình xuất nhập xăng, dầu.
 
- Yêu cầu ký cam kết hạn chế bán lẻ xăng, dầu cho người dân vào các dụng cụ, thiết bị chứa như chai, lọ, can, thùng, phuy… (trừ trường hợp chất đốt như dầu hỏa phục vụ nhu cầu đun nấu, thắp sáng thì chỉ bán với số lượng ít phù hợp với nhu cầu dùng trong ngày của người dân).
 
- Niêm yết khuyến cáo, cảnh báo về sự nguy hiểm và các nguy cơ mất an toàn phòng cháy, chữa cháy đối với các chất cháy là xăng, dầu tại cửa hàng để khuyến cáo tới người dân đến mua, bán xăng, dầu.
 
- Không được tích trữ xăng, dầu dưới mọi hình thức.
 
- Trường hợp sử dụng xăng, dầu phục vụ nhu cầu sinh hoạt (đun nấu, thắp sáng, đi lại) thì chỉ lưu giữ đủ nhu cầu trong ngày; các vật dụng, phương tiện, thiết bị chứa xăng, dầu phải bố trí tại nơi thoáng mát và phải cách xa các đồ dùng, vật dụng dễ cháy các khu vực khác thường xuyên phát sinh nguồn lửa nguồn nhiệt; khu vực đun nấu phải được ngăn cách với các không gian còn lại bằng các vật liệu không cháy.
 
- Việc sử dụng dầu hỏa để đun nấu phải đảm bảo bếp có đủ bấc dầu và thường xuyên được lau chùi sạch sẽ; trước khi rót thêm dầu vào bếp phải tắt lửa và các nguồn nhiệt xung quanh, tuyệt đối không tận dụng các hóa chất khác như xăng hoặc xăng pha dầu, nhớt để đun bếp dầu. Trong quá trình sử dụng phải có người trông coi, giám sát.
 
- Trang bị các phương tiện chữa cháy xách tay cũng như các kiến thức PCCC cho bản thân và mọi người trong gia đình để kịp thời ứng phó khi có sự cố cháy, nổ xảy ra.
 
Bé trai mệt, nôn ói, vào viện phát hiện đái tháo đường
 
tin-16-11-cong-an-ha-noi-canh-bao-viec-nguoi-dan-mua-xang-dau-tich-tru-be-trai-11-tuoi-phat-hien-bi-dai-thao-duong

Hình minh họa

Tại bệnh viện, bé được thăm khám kỹ lưỡng và thực hiện xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn đoán. Kết quả cho thấy bé bị nhiễm Cetone đái tháo đường (Glucose máu: 36 mmol/L; HbA1c: 11,9%; Cetone nước tiểu: 30 mmol/L ; khí máu động mạch: pH: 7.2 ).

Ngay lập tức, bé được chuyển lên Khoa Nhi để điều trị, bé được chỉ định truyền Insulin liên tục, truyền dịch, tạm nhịn ăn.

Sau 2 ngày điều trị tích cực, tình trạng nhiễm toan được cải thiện, đường huyết dần ổn định theo mục tiêu nên các bác sĩ quyết định cho bé chuyển sang tiêm Insulin dưới da, lập kế hoạch về chế độ ăn và tiêm Insulin mỗi ngày.

Qua 12 ngày điều trị, đường huyết dần được kiểm soát, bé được xuất viện và tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ.

 


Theo các bác sĩ, đái tháo đường là bệnh lý ít gặp ở trẻ em, tuy nhiên không phải là không có nguy cơ, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dễ gây tình trạng nhiễm Cetone, hôn mê, tổn thương não và nguy hiểm đến tính mạng trẻ.

Nhân viên y tế được học võ phòng vệ

tin-16-11-cong-an-ha-noi-canh-bao-viec-nguoi-dan-mua-xang-dau-tich-tru-be-trai-11-tuoi-phat-hien-bi-dai-thao-duong

Tranh thủ sau giờ làm, nhân viên y tế Bệnh viện Nhân dân Gia Định học võ phòng vệ

Thạc sĩ Vũ Anh Kiệt, Bí Thư đoàn Thanh niên Bệnh viện Nhân dân Gia Định, cho biết vừa qua, bệnh viện phối hợp với câu lạc bộ (CLB) Võ thuật - Đoàn Thanh niên Công an TP HCM tổ chức lớp ứng phó với các tình huống tấn công nhân viên y tế tại bệnh viện.

Lớp được tổ chức nhằm mục tiêu giúp nhân viên y tế rèn luyện, nâng cao sức khoẻ. Đồng thời rèn luyện kỹ năng phản xạ, ứng phó với các tình huống có thể xảy ra trong công việc (ví dụ bị bệnh nhân tâm thần tấn công) hoặc trong đời sống (ví dụ bị trộm cướp vào nhà tấn công)...

Kỷ luật cán bộ ném tiền tung tóe trong quán bún ở Đà Nẵng

tin-16-11-cong-an-ha-noi-canh-bao-viec-nguoi-dan-mua-xang-dau-tich-tru-be-trai-11-tuoi-phat-hien-bi-dai-thao-duong

Ông P. ném tiền tung tóe trong quán bún ở Đà Nẵng (Ảnh: Chụp màn hình clip).

Ngày 15/11, lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường Đà Nẵng cho biết, Chi bộ Trung tâm Phát triển quỹ đất thuộc Đảng bộ Sở này đã có Quyết định thi hành kỷ luật Khiển trách đối với ông Đ.C.P - Phó Trưởng phòng Quản lý và phát triển quỹ đất.

Theo Chi bộ Trung tâm Phát triển quỹ đất, ông P. đã có hành vi và lời nói thiếu chuẩn mực với người dân. Điều này đã gây dư luận xấu trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, làm giảm uy tín của bản thân và tổ chức đảng, cơ quan đơn vị nơi ông P. đang sinh hoạt và công tác.

Việc làm của ông P. đã vi phạm quy định chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức viên chức, người lao động ngành Tài nguyên và Môi trường.

Đồng thời, việc này cũng vi phạm Luật Viên chức 2010 và Quy định của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm.

Vì vậy, Chi bộ Trung tâm Phát triển quỹ đất thuộc Đảng bộ Sở tài Nguyên và Môi trường Đà Nẵng quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức Khiển trách đối với ông P.

Riêng dấu hiệu vi phạm pháp luật về an ninh trật tự nơi công cộng của ông P., cơ quan công an đã làm việc với các bên liên quan và xác định hành vi này không gây ra thiệt hại gì, chưa làm mất an ninh trật tự nên chưa đến mức xử lý hành chính.

Tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng/tháng, mức đóng BHYT của người lao động năm 2023 sẽ thay đổi ra sao?

Chiều 11/11/2022, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023, trong đó chốt thời điểm tăng lương cơ sở từ 1/7/2023 với mức tăng từ 1,49 triệu đồng/tháng lên thành 1,8 triệu đồng/tháng. Việc này không chỉ thay đổi mức thu nhập của người lao động mà còn thay đổi mức đóng BHYT của các nhóm đối tượng.

Căn cứ khoản 1 Điều 18 Quyết định 595/QĐ-BHXH, mỗi tháng, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động sẽ phải đóng bảo hiểm y tế theo mức sau:

Mức đóng BHYT của người lao động

Mức đóng BHYT của người lao động = 1,5% x Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc

Trong đó, mức lương cơ sở không ảnh hưởng trực tiếp đến mức lương mà doanh nghiệp trả cho người lao động nhưng lại tác động đến mức đóng BHYT tối đa của nhóm đối tượng này. Bởi theo khoản 3 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH), mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc tối đa chỉ bằng 20 tháng lương cơ sở.

Do đó, khi lương cơ sở tăng, mức đóng BHYT tối đa của người lao động sẽ tăng từ 447.000 đồng/tháng lên thành 540.000 đồng/tháng từ ngày 1/7/2023 .

Mức đóng BHYT của cán bộ, công chức, viên chức

Cũng theo khoản 1 Điều 18 và điểm 1.2 khoản 1 Điều 17 Quyết định 595/QĐ-BHXH, mỗi tháng, cán bộ, công chức viên chức sẽ phải đóng quỹ BHYT theo tỷ lệ sau:

Mức đóng BHYT của cán bộ, công chức, viên chức = 1,5% x Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc

Trong đó:

- Tiền lương đóng BHXH bắt buộc là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm (tính theo lương cơ sở và hệ số tương ứng) và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).

- Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc tối đ tháng lương cơ sở.

Do đó, khi lương cơ sở tăng từ 1/7/2023, mức đóng BHYT của cán bộ, công chức, viên chức cũng sẽ tăng theo. Mức tăng cụ thể sẽ phụ thuộc vào hệ số lương mà người đó đang được nhận và mức đóng BHYT tối đa của cán bộ, công chức, viên chức sẽ tăng từ 447.000 đồng/tháng lên mức 540.000 đồng/tháng.

Mức đóng BHYT của học sinh, sinh viên

Theo khoản 11 Điều 18 và điểm 4.2 khoản 4 Điều 17 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, đối tượng học sinh, sinh viên đang theo học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân phải đóng với BHYT theo mức sau:

Mức đóng BHYT tối đa/thá% x 4,5% x Mức lương cơ sở

Như vậy, từ 1/7/2023, khi lương cơ sở tăng, mức đóng BHYT của học sinh, sinh viên sẽ tăng từ 46.935 đồng/tháng lên thành 56.700 đồng/tháng.

Mức đóng BHYT của người hoạt động không chuyên trách cấp xã

Khoản 2 Điều 18 và điểm 1.3 khoản 1 Điều 17 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định năm 2019 quy định, những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã mỗi tháng phải đóng BHYT với mức sau:

Mức đóng BHYT của người người hoạt động không chuyên trách cấp xã = 1,5% x Mức lương cơ sở

Từ 1/7/2023, khi lương cơ sở tăng, mức đóng BHYT của những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã sẽ tăng từ 22.350 đồng/tháng lên mức 27.000 đồng/tháng .

Mức đóng BHYT của hộ nghèo, cận nghèo

Theo khoản 10 Điều 18 và điểm 4.1, 4.1a khoản 4 Điều 17 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2019, những người thuộc hộ gia đình cận nghèo, người thuộc hộ gia đình nghèo đa chiều tham gia BHYT phải đóng với mức sau:

Mức đóng BHYT tối đa/thá% x 4,5% x Mức lương cơ sở

Do đó, khi lương cơ sở tăng từ 1/7/2023, mức đóng BHYT của người thuộc hộ gia đình cận nghèo, người thuộc hộ gia đình nghèo đa chiều sẽ tăng từ 20.115 đồng/tháng lên thành 24.300 đồng/tháng.

Mức đóng BHYT của hộ nông - lâm - ngư nghiệp có mức sống trung bình

Theo khoản 12 Điều 18 và điểm 4.3 khoản 4 Điều 17 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình phải đóng với BHYT theo mức sau:

Mức đóng BHYT tối đa/tháng = 70% x 4,5% x Mức lương cơ sở

Từ 1/7/2023, khi lương cơ sở tăng, mức đóng BHYT của người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình sẽ tăng từ 46.935 đồng/tháng lên thành 56.700 đồng/tháng.

Đề xuất cho thuê xe đạp công cộng với giá rẻ ở Hà Nội

tin-16-11-cong-an-ha-noi-canh-bao-viec-nguoi-dan-mua-xang-dau-tich-tru-be-trai-11-tuoi-phat-hien-bi-dai-thao-duong

Dịch vụ xe đạp công cộng đã được triển khai tại một số địa phương. Ảnh: CTV

Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội vừa đề xuất UBND TP cho phép một công ty tổ chức triển khai thí điểm dịch vụ xe đạp đô thị trên địa bàn một số quận nội thành với thời gian thí điểm 12 tháng, trong thời gian thí điểm không thu phí vỉa hè và có thu phí sử dụng dịch vụ.

Theo đề xuất của công ty này, đơn vị sẽ triển khai giai đoạn 1 với quy mô 1.000 xe (50% là xe đạp điện), 94 vị trí đặt xe, tổng vốn đầu tư là khoảng 30,255 tỉ đồng. Trong năm đầu tiên, công ty xin miễn phí vỉa hè và có thu phí dịch vụ trong 12 tháng. Giai đoạn tiếp theo, căn cứ vào số liệu vận hành thực tế, công ty sẽ phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan tổng hợp kết quả triển khai làm căn cứ báo cáo, đề xuất UBND TP về nội dung này.

Để làm cơ sở đề xuất thành phố cho phép triển khai thí điểm trong 12 tháng, Sở GTVT Hà Nội cũng làm rõ một số nội dung theo chỉ đạo của UBND TP.

6 quận nội thành được thí điểm trước ở giai đoạn một với 500 xe đạp điện, 500 xe đạp thường tại 80 điểm. Quận Ba Đình dự kiến có 340 xe đặt tại tuyến Kim Mã, Trần Huy Liệu, Nguyễn Chí Thanh, Nguyễn Thái Học, Đội Cấn, Quán Thánh. Quận Tây Hồ có 242 xe tại các tuyến Lạc Long Quân, Thanh Niên, Thụy Khuê, Hoàng Hoa Thám, Trích Sài.

Quận Đống Đa có 100 xe tại Giảng Võ, Hào Nam, Hoàng Cầu, Thái Hà, Láng. Quận Hoàn Kiếm có 280 xe tại Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt, Lý Thái Tổ, Đinh Tiên Hoàng... Gần 300 xe còn lại được đặt tại quận Thanh Xuân và Hai Bà Trưng.

Người dân có thể sử dụng dịch vụ thông qua phần mềm trên smartphone: Mở khóa xe bằng quét mã QR, tìm trạm và đặt xe qua ứng dụng...

Chi phí cho mỗi lượt 30 phút là 5.000 đồng đối với xe đạp và 10.000 đồng đối với xe đạp điện. Người dân thuê xe cả ngày sẽ trả mức giá 60.000 đồng với xe đạp và 120.000 đồng với xe đạp điện. Hệ thống cũng có vé theo tháng, quý và năm; thanh toán bằng ứng dụng ngân hàng, ví điện tử.

Xôn xao hình ảnh "băng tuyết" giăng kín đường ở Hà Nội

tin-16-11-cong-an-ha-noi-canh-bao-viec-nguoi-dan-mua-xang-dau-tich-tru-be-trai-11-tuoi-phat-hien-bi-dai-thao-duong

Hình ảnh được đăng tải trên trang mạng xã hội (Ảnh chụp màn hình).

Sáng 15/11, trên mạng xã hội lan truyền hình ảnh kèm thông tin một đoạn tuyến đường quốc lộ 5 "trắng xóa băng tuyết như châu Âu", khiến nhiều người xôn xao.

Theo nội dung đăng tải, một đoạn đường quốc lộ 5, bao gồm cả mặt đường và thảm thực vật xung quanh (đoạn qua Khu đô thị Đặng Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội) bị bao phủ bởi một lớp bột màu trắng xóa, nhìn như băng tuyết.

Sau khi hình ảnh kèm thông tin được đăng tải, đã thu hút rất nhiều sự quan tâm của mọi người. Nhiều người ví von "tuyết rơi ngay giữa thủ đô Hà Nội". Đa phần dư luận hoảng hồn bởi sự ô nhiễm.

Liên quan tới sự việc, sáng cùng ngày, trao đổi với PV Dân trí, đại diện Đội CSGT số 5 cho biết, hình ảnh "băng tuyết" như trên mạng xã hội đăng tải thực chất là bột đá bị rơi vãi ra đường, văng bám khắp mặt đường và thảm thực vật xung quanh.

"Ngay sau khi nhận được thông tin, đơn vị đã cử cán bộ xuống hiện trường để tìm hiểu và được biết, sự việc xảy ra từ rạng sáng 15/11. Có thể do xe tải hoặc người dân không may làm rơi vãi các túi bột đá xuống đường, khiến khoảng 100m đường quốc lộ 5 (hướng Hà Nội - Hải Phòng) bụi trắng xóa như băng tuyết", vị này thông tin.

Cũng theo vị này, đơn vị đang cho người trích xuất camera tại các nhà dân bên đường để tìm thủ phạm làm rơi vãi bột đá, gây ô nhiễm.

Chuyển giao ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" cho Việt Nam

tin-16-11-cong-an-ha-noi-canh-bao-viec-nguoi-dan-mua-xang-dau-tich-tru-be-trai-11-tuoi-phat-hien-bi-dai-thao-duong

Hãng Milon đồng ý chuyển giao ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" cho Việt Nam

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) cho biết đã chủ trì cùng các Bộ, ngành xây dựng phương án hồi hương ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" và tổ chức Đoàn công tác liên ngành đàm phán, thương thảo trực tiếp với hãng Millon, Pháp, thực hiện các bước trong lộ trình hồi hương ấn vàng.

Đoàn công tác đã tiến hành nghiên cứu, đánh giá hiện trạng và tính xác thực của ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" hiện đang lưu giữ tại Văn phòng Hãng đấu giá Millon (số 19 rue de la Grange -Bateliere Paris, Pháp).

Kết quả nghiên cứu và đối sánh tư liệu, có thể xác định ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" hiện đang rao bán tại Hãng đấu giá Millon là hiện vật nguyên gốc, chuẩn xác, được đúc vào năm Minh Mệnh thứ 4 (1823) như ghi chép trong sử sách (Đại Nam thực lục, Khâm Định Đại Nam hội điển sự lệ) và trong Biên bản, hình ảnh bàn giao ấn kiếm của chính quyền Thực dân Pháp cho Quốc trưởng Bảo Đại ngày 8-3-1952, hiện đang lưu giữ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I.

Ấn vàng "Hoàng đế chi bảo" có nhiều nét tương đồng với 2 ấn vàng "Sắc mệnh chi bảo" và "Hoàng đế tôn thân chi bảo" hiện đang lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam.

Cả 3 ấn vàng đều được đúc bằng vàng 10 tuổi, chế tác theo cùng một mẫu thức với mặt ấn hình vuông, lưng giật 2 cấp, quai hình rồng uốn khúc, trán rồng khắc chữ Vương, chân rồng rõ 5 móng. Kích thước và trọng lượng của 3 ấn vàng cũng tương đương nhau. Đây là dạng thức ấn chưa từng xuất hiện ở các triều đại trước hay ở các quốc gia trong khu vực cũng như trên thế giới.

Theo GiaDinh