Từ vụ nhập viện vì ăn thịt lợn cất trữ trong tủ lạnh, chuyên gia chỉ rõ điều tuyệt đối cần tránh

Thông tin 5 người trong một gia đình phải nhập viện cấp cứu gấp do ăn thịt lợn lưu trữ lâu ngày trong tủ lạnh khiến nhiều bà nội trợ hoang mang lo lắng.

Mới đây, trang Sina của Trung Quốc đưa tin, 5 người trong một gia đình phải nhập viện gấp do ăn thịt lợn để lâu trong tủ lạnh. Điều này khiến không ít bà nội trợ có thói quen tích trữ thực phẩm cảm thấy sợ hãi. Nhất là hiện nay, vì lo sợ nguồn thực phẩm bẩn, nhiều gia đình hay có thói quen mua thịt ở quê mang lên để tủ lạnh ăn dần.

Từ vụ nhập viện vì ăn thịt lợn cất trữ trong tủ lạnh, chuyên gia chỉ rõ điều tuyệt đối cần tránh

Ảnh minh họa

Theo các chuyên gia, đây là một quan niệm sai lầm cần sớm loại bỏ, vì bất kỳ thực phẩm nào nếu bảo quản càng lâu thì lượng dinh dưỡng hao hụt càng lớn và dễ phát sinh nhiều bệnh tật về sau.

Những trường hợp ngộ độc cấp thì thường có biểu hiện đau bụng, tiêu chảy, chóng mặt, buồn nôn, lên cơn sốt cao… Còn những trường hợp nguy hiểm hơn khi thường xuyên ăn phải thức ăn nhiễm độc, chất độc tích tụ trong cơ thể lâu dần sinh bệnh mãn tính, từ đó không ngoại trừ ung thư.

Cần bỏ ngay những thói quen “phản khoa học”

Bỏ qua thời gian bảo quản


Để an toàn và đảm bảo dinh dưỡng, chúng ta chỉ nên để thịt trong ngăn đá của tủ lạnh không quá 1 tuần. Còn nếu để trong ngăn lạnh thì chỉ nên 2 ngày mà thôi. Với thịt đã qua chế biến thì có thể để được 3 – 5 ngày.

Thịt không bảo quản trong ngăn đá mà để ở ngăn lạnh quá lâu sẽ phát sinh các vi khuẩn gây hại, ăn mòn dinh dưỡng trong thịt và làm mất hết hương vị của thịt.

Từ vụ nhập viện vì ăn thịt lợn cất trữ trong tủ lạnh, chuyên gia chỉ rõ điều tuyệt đối cần tránh

Không rửa thịt tươi trước khi đông đá

Niều người khi mang thịt về, cho vào túi là yên tâm cất trong ngăn đá. Cách làm này sẽ làm mất hết dinh dưỡng và mùi vị của thịt vì không rửa thịt những chất bẩn, vi khuẩn cùng bám vào trong thịt sẽ không tốt.

Do đó, bạn cần đông đá thịt đúng cách. Trước hết hãy rửa sạch thịt, sau đó thấm khô rồi đựng trong túi đựng thực phẩm, hoặc hộp bảo quản thực phẩm riêng và nên ghi ngày tháng lên rồi mới đông đá.

Làm đông lạnh lại thịt sau khi dùng không hết

Nhiều người có suy nghĩ sau khi thịt rã đông ăn không hết lại đưa vào tủ đóng đá tiếp. Tuy nhiên cách làm này đã vô tình làm cho quá trình vi khuẩn tăng lên gấp nhiều lần.

Bất kỳ tế bào nào thoát khỏi quá trình bị phá vỡ khi thực phẩm được đông lạnh lần đầu đều đứng trước nguy cơ tiếp tục bị phá vỡ lần nữa. Vì thế chúng ta không đông lạnh lại thực phẩm sau khi đã rã đông và ăn thừa.

Cách bảo quản thịt an toàn trong tủ lạnh

Đối với thịt chín

Từ vụ nhập viện vì ăn thịt lợn cất trữ trong tủ lạnh, chuyên gia chỉ rõ điều tuyệt đối cần tránh
Đối với thịt đã nấu chín nếu muốn dự trữ thì nên cho vào các hộp nhỏ và đậy kín nắp.

Không đặt những hộp đựng thịt chín gần với những phần thịt sống để ngăn ngừa sự lây nhiễm vi khuẩn.

Trước và sau khi cầm nắm thịt sống, bạn phải rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn và nước nhằm ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn.

Đối với thịt sống

Dù cất thịt sống vào ngăn mát hay ngăn đá trong tủ lạnh đều phải bọc thịt thật kỹ để giữ được độ tươi ngon và bảo vệ thịt không bị lây nhiễm vi khuẩn gây bệnh.

Nếu cho thịt vào ngăn đá cần bọc thịt nhiều lớp để ngăn cho chúng không bị đông cứng quá mức, mất nước và thay đổi màu sắc, mùi vị. Chú ý tránh không khí lọt vào bên trong, để thịt không có nhiều lớp đá bám vào.

Khi để thịt trong ngăn mát, cần giữ nhiệt độ trong tủ khoảng 2 độ C, đối với ngăn đông, nhiệt độ phải xấp xỉ mức -25 độ C

Theo GiaDinh