Từ vụ Tịnh thất Bồng Lai: Đàn ông 86 tuổi vẫn có thể có con? Trẻ sinh ra từ hôn nhân cận huyết nhưng không mắc bệnh?

Kết quả giám định cho thấy, nhiều người sinh sống tại Tịnh thất Bồng Lai có quan hệ huyết thống với ông Lê Tùng Vân. Ngoài ra, ông Lê Tùng Vân còn được xác định có quan hệ loạn luân với ít nhất 2 con gái ruột và sinh ra 3 người con.

Nhiều ngày qua, dư luận vô cùng bức xúc, nhiều người sốc lên sốc xuống khi hay tin chuyện loạn luân tại Tịnh thất Bồng Lai. Được biết, kết quả giám định cho thấy, nhiều người sinh sống tại Tịnh thất Bồng Lai có quan hệ huyết thống với ông Lê Tùng Vân.

Qua đó xác nhận, ông Lê Tùng Vân có quan hệ cha con với nhiều người, lớn nhất 22 tuổi, nhỏ nhất 4 tuổi.

Kết quả điều tra ban đầu cũng xác định, ông Lê Tùng Vân có 3 con với ít nhất hai người con gái ruột của ông. Trong những đứa trẻ có kết quả giám định trùng với ông Lê Tùng Vân, có những đứa trẻ chỉ vài tuổi.

tu-vu-tinh-that-bong-lai-dan-ong-86-tuoi-van-co-the-co-con-tre-sinh-ra-tu-hon-nhan-can-huyet-nhung-khong-mac-benh

Ông Lê Tùng Vân có quan hệ cha con với 11 người, lớn nhất 22 tuổi, nhỏ nhất 4 tuổi.

Ông Lê Tùng Vân hiện 90 tuổi. Tính vào khoảng thời điểm sinh đứa con gần đây nhất thì ông đã 86 tuổi. Câu hỏi đặt ra là đã 86 tuổi mà ông Lê Tùng Vân vẫn có thể có con và có vẻ những đứa trẻ sinh ra từ hôn nhân cận huyết tại tịnh thất này dường như không mắc bệnh?? 

Vì sao ông Lê Tùng Vân ở Tịnh thất Bồng Lai vẫn có con ở tuổi 86?


ThS.BS Nguyễn Ngọc Chiến (Trung tâm hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec) khẳng định, đàn ông ở độ tuổi như ông Lê Tùng Vân vẫn có thể có con. Đây là chuyện không có gì phải quá sốc, quá bất ngờ như nhiều người đang nghĩ.

Đối với phụ nữ ở độ tuổi từ 48-52 tuổi, tình trạng mãn kinh thường xuất hiện. Mãn kinh là hiện tượng sinh lý bình thường của người phụ nữ xảy ra khi nồng độ estrogen giảm.

Điều này có nghĩa là bạn không có kinh nguyệt liên tục trong vòng 12 tháng. Khi đến tuổi mãn kinh thì bạn sẽ không có khả năng mang thai nữa do không có sự rụng trứng. Nói chung, phụ nữ bước sang giai đoạn mãn kinh hầu như không có khả năng sinh con nữa.

tu-vu-tinh-that-bong-lai-dan-ong-86-tuoi-van-co-the-co-con-tre-sinh-ra-tu-hon-nhan-can-huyet-nhung-khong-mac-benh

Đàn ông vẫn có thể thực hiện chức năng làm bố cho đến cuối cuộc đời.

Thế nhưng, điều đó không có nghĩa là đàn ông ở độ tuổi này không có khả năng sinh con. Không phải đối mặt với mãn kinh như phụ nữ, đàn ông vẫn có thể thực hiện chức năng làm bố cho đến cuối cuộc đời.

Giải thích cho điều này, BS Nguyễn Ngọc Chiến nói, phụ nữ sinh ra đã sở hữu buồng trứng cố định. Tuy nhiên, đàn ông lại có hẳn "nhà máy sản xuất" tinh trùng. Tức là, trong suốt cuộc đời, tinh trùng đều được sản xuất. Thế nên, chuyện có con ở độ tuổi 86 của ông Lê Tùng Vân hoàn toàn có thể xảy ra.

Tất nhiên, đàn ông càng nhiều tuổi thì cơ thể có xu hướng sản xuất tinh trùng bị khiếm khuyết, dị dạng, chứa đột biến ADN có thể gây hại cho trẻ sơ sinh. Trẻ có nguy cơ mắc chứng tâm thần phân liệt, tự kỷ, bệnh bạch cầu... nếu sinh từ ông bố ở độ tuổi 40 trở lên.

Trẻ sinh ra từ hôn nhân cận huyết nhưng không mắc bệnh?

Nhiều người băn khoăn về vấn đề này. Bởi trong suy nghĩ của nhiều người, hôn nhân cận huyết khiến trẻ sinh ra bị quái thai, tử vong ngay... Thế nhưng những người được xác định là con ruột của ông Lê Tùng Vân trong các mối quan hệ cận huyết có vẻ vẫn sống bình thường.

BS Nguyễn Ngọc Chiến cho rằng, không phải mọi trẻ sinh ra do hôn nhân cận huyết đều có ngay dấu hiệu dị tật bên ngoài cơ thể, bị quái thai, tử vong ngay... Thực tế, rất nhiều đứa trẻ sinh ra từ hôn nhân cận huyết vẫn sống bình thường.

"Tuy nhiên, nhìn chung, trẻ sinh ra từ mối quan hệ cận huyết sẽ dễ bị dị tật bẩm sinh. Vì các bệnh bẩm sinh thường do gen lặn gây ra, mang một gen thì không thành bệnh, mang 2 gen thì ngược lại. Trong khi đó, cận huyết thống dễ bị 2 gen", chuyên gia khẳng định.

BS Nguyễn Ngọc Chiến cho biết thêm: Nhiều trẻ sinh ra do hôn nhân cận huyết vẫn sống bình thường nhưng dễ mắc phải 3 chứng bệnh đáng sợ sau:

1. Chậm phát triển

Ngay ở giai đoạn trong bụng mẹ, thai nhi từ quan hệ cận huyết có thể có sự phát triển bất thường.

Bởi vậy, trẻ sinh ra từ mối quan hệ cận huyết dễ sinh non, phù nhau thai, thậm chí thai chết lưu... Nếu còn sống, trẻ có thể phát triển chiều cao, trí tuệ…

2. Hội chứng Down

Trẻ mắc hội chứng Down có khuôn mặt khá điển hình với đầu nhỏ, mặt bẹt, lưỡi thè, mắt xếch, mũi tẹt, cổ ngắn, có thể có biểu hiện yếu cơ, bàn tay rộng và ngắn, ngón tay ngắn.

Trẻ mắc bệnh này thường nhỏ con hơn các trẻ bình thường cùng độ tuổi và có biểu hiện chậm phát triển tâm thần từ nhẹ đến trung bình.

Ngoài ra, trẻ mắc hội chứng Down còn có những bệnh tật ngay từ lúc mới sinh như dị tật tim, bệnh bạch cầu, các bệnh nhiễm trùng, sa sút trí tuệ…

3. Tan máu bẩm sinh

Người bị tan máu bẩm sinh thường có các dấu hiệu như mệt mỏi, yếu đuối, da xanh, niêm mạc nhợt, da, mắt vàng, nước tiểu sẫm màu, biến dạng xương, chậm phát triển, lách to, gan to.

Tùy thể bệnh mà có ít hay nhiều các triệu chứng trên. Có trẻ xuất hiện các triệu chứng trên ngay sau khi sinh. Nhưng cũng có trẻ có biểu hiện khi 1-2 tuổi, có người chỉ phát hiện bị bệnh sau khi làm xét nghiệm gen.

Theo GiaDinh