Uống thuốc giảm đau là đang tự giết chết chính mình?

Việc lạm dụng thuốc giảm đau đang xảy ra phổ biến tại Việt Nam. Tuy nhiên, ít người biết rằng chúng có thể chính là thuốc độc hủy hoại cơ thể.

Hiện nay, tình trạng lạm dụng các loại thuốc giảm đau diễn ra khá phổ biến trong cộng đồng. Tuy vậy, ít người biết rằng việc việc sử dụng thuốc giảm đau quá nhiều sẽ biến chúng thành thuốc độc, hủy hoạt cơ thể.

Giòn xương, suy nội tạng nếu lạm dụng thuốc giảm đau xương khớp

Corticoid có trong thuốc giảm đau xương khớp, tác dụng lên quá trình sinh lí và chuyển hoá của cơ thể, trong đó có tác dụng giảm đau và chống viêm rất mạnh, do đó chúng được sử dụng khá rộng rãi trong y học bằng cả đường tiêm, đường uống hoặc dùng tại chỗ như bôi, xịt, hít, tra mắt...

Uống thuốc giảm đau là đang tự giết chết chính mình?

Uống thuốc giảm đau quá nhiều không làm bệnh mau khỏi mà còn gây nguy hiểm. Ảnh minh họa

Theo PGS TS Trần Trung Dũng – Giảng viên Đại học Y Hà Nội, PGĐ Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn (Hà Nội), bên cạnh hiệu quả điều trị, corticoid có rất nhiều tác dụng phụ, nhất là khi sử dụng kéo dài. Lạm dụng thuốc trong điều trị cơ xương khớp gây giòn xương, nguy hiểm hơn là phải phẫu thuật tháo bỏ khớp.


Nguyên nhân của hiện tượng này là do corticoid ức chế hình thành collagen gây cản trở sự lắng đọng xương. Đồng thời thuốc làm giảm tái hấp thu canxi ở ống thận, tăng bài tiết canxi và làm giảm hấp thu canxi do ức chế tác dụng của vitamin D.

Do đó dùng corticoid kéo dài sẽ dẫn tới tình trạng loãng xương, thường ở các vị trí xương xốp như cột sống, cổ xương đùi, cổ xương cánh tay, làm tăng huyết áp, bị huyết khối làm nghẽn mạch, loét dạ dày, bị giảm sự đề kháng dẫn đến nhiễm trùng, bị teo tuyến thượng thận.

Thuốc giảm đau thông thường có thể gây đau tim, đột quỵ

Nguy cơ gây đau tim của các loại thuốc giảm đau như ibuprofen, celecoxib, mefenamic acid, diclofenac và naproxen đã được các nhà nghiên cứu đánh giá. Các chuyên gia Đài Loan kết luận rằng năm loại thuốc này có thể ảnh hưởng đến tim trong vòng bốn tuần, nhưng mức độ nguy hiểm của chúng không giống nhau.

Họ phát hiện ra, trung bình, 1 trong 330 người trưởng thành dùng ibuprofen sẽ bị đau tim hoặc đột quỵ trong vòng bốn tuần. Trong khi đó, thuốc giảm đau Celecoxib khiến 1 trong 105 người trưởng thành bị đau tim hoặc đột quỵ. Các nhà khoa học đã phát hiện ra mefenamic axit  gây ra mối đe dọa ít nhất, chỉ có 1 trong 394 người dùng bị đột quỵ hoặc đau tim. Một trong số 245 người lớn sẽ gặp một sự kiện tim mạch khi dùng diclofenac. Và 1 trong 214 người lớn uống Naproxen có thể bị đau tim hoặc đột quỵ.

Uống thuốc giảm đau là đang tự giết chết chính mình?

 Thuốc giảm đau thông thường có thể gây đau tim, đột quỵ. Ảnh minh họa

Những phát hiện này được xuất bản trên Tạp chí Dược lâm sàng của Anh, đã làm nổi bật những nguy cơ của việc sử dụng thuốc chống viêm không steroid. Một loạt các bằng chứng đã xuất hiện trong những năm gần đây cho thấy các loại thuốc giảm đau có liên quan đến các cơn đau tim và ngừng tim, triệu chứng có thể khiến người bệnh tử vong chỉ trong vài phút.

Gần 56.000 bệnh nhân tăng huyết áp, huyết áp cao được theo dõi bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học Quốc gia Yang-Ming, Đài Bắc. Những bệnh nhân này có nguy cơ cao mắc các cơn đau tim và đột quỵ, nhưng thường không biết rằng dùng thuốc giảm đau thông thường có thể làm tăng huyết áp. Các sự kiện tim mạch chính được phân loại như gồm đột quỵ, đau tim, TIAs và đau thắt ngực.

Các nhà khoa học do Tiến sĩ Yaa-Hui Dong dẫn đầu đã chỉ ra rằng không có sự khác biệt đáng kể giữa các thuốc giảm đau. Nhưng họ cũng cảnh báo nguy cơ tăng đáng kể duy nhất được quan sát thấy khi so sánh celocxib và mefenamic acid.  

Một số bác sĩ tim mạch  đã kêu gọi kiểm soát sâu hơn về thuốc chống viêm không steroid. Giáo sư Gunnar Gislason, từ Bệnh viện Đại học Copenhagen ở Đan Mạch, đã dẫn đầu một nghiên cứu cho thấy những người dùng ibuprofen có nguy cơ gia tăng nguy cơ ngưng tim cao 31%.

Hòa Lê (T/h)

Theo VietQ