Vì sao bảo hiểm mua ở vỉa hè, "chợ" mạng đều không có giá trị để hỗ trợ, bồi thường?

Theo luật sư, mua bảo hiểm xe máy ở các vỉa hè, chợ mạng có chỉ có giá trị khi lực lượng chức năng kiểm tra, còn hỗ trợ, bồi thường thì không đủ điều kiện...

Theo ghi nhận của PV Báo Gia đình & Xã hội, từ thời điểm lực lượng chức năng bắt đầu tổng kiểm soát các phương tiện cơ giới (15/5), thì hoạt động mua bán bảo hiểm xe máy diễn ra tấp nập.

Từ vỉa hè các phố lớn như Hồ Tùng Mậu (Cầu Giấy), Giải Phóng (Hoàng Mai), Nguyễn Xiển (Thanh Trì)... đến cửa hàng tạp hóa, nơi thu tiền điện – nước, nơi gửi xe và cả "chợ" mạng... ở đâu cũng rao bán bảo hiểm xe máy.

Theo đó, mức giá rao bán cũng rất "linh động", từ 20.000 – 130.000 đồng/ tờ.

Với mức giá chỉ 50.000 đồng/tờ bảo hiểm xe máy, mỗi ngày, chị H.L (32 tuổi, ở Phương Canh, Nam Từ Liêm) bán được ít nhất cũng hơn 10 "gói".

vi-sao-bao-hiem-mua-o-via-he-cho-mang-deu-khong-co-gia-tri-de-ho-tro-boi-thuong

Chị H.L rao bán bảo hiểm xe máy với giá chỉ 50.000 đồng.

Chị H.L khẳng định: "Bảo hiểm xe máy của tôi bán là rẻ nhất, chỉ có 50.000 đồng nhưng ở chỗ khác, họ bán ít nhất cũng 70.000 – 120.000 đồng/tờ. Mặc dù tôi chỉ tranh thủ bán online ngoài giờ làm việc nhưng mỗi ngày cũng có hàng chục khách hỏi thăm. Vì giá rẻ nên số lượng bán ra mỗi ngày cũng rất ổn. Có những ngày tôi bán đến 30 tờ".

Cũng theo chị L, với mức "lời" khoảng 10.000 – 20.000 đồng, chị L cũng thu nhập từ 200.000 – khoảng 500.000 đồng/ngày. Cứ ai có nhu cầu, chị L có thể "ship" đến tận nơi. 


Không riêng chị L, bà Lê Thị Ngần (55 tuổi, quê ở Phúc Thọ) – tiểu thương ở phố Nguyễn Xiển (Thanh Trì) cũng vui mừng khi mỗi ngày, đều có khách ghé đến quầy hàng hỏi mua bảo hiểm xe máy.

vi-sao-bao-hiem-mua-o-via-he-cho-mang-deu-khong-co-gia-tri-de-ho-tro-boi-thuong

Điểm bán bảo hiểm xe máy tại quầy hàng kính mát của bà Ngần, trên phố Nguyễn Xiển (Thanh Trì, Hà Nội). Ảnh: Bảo Loan

Bà Ngần cho biết: "Tôi bán thêm hoa quả chẳng được lãi lời bao nhiêu. Đơn cử như dứa, giá nhập vào dù không đắt nhưng mình bán ra cũng không thể rẻ quá được. Vì rẻ là không có lãi. Vì vậy, khi có người đến mời chào làm thêm bảo hiểm để "ăn chênh", kiếm thêm thu nhập, tôi cũng không ngần ngại từ chối".

Theo bà Ngần: "Rất nhiều khách hàng có nhu cầu mua bảo hiểm xe máy, có những lúc, vài khách vào hỏi mua khiến tôi chẳng kịp ghi thông tin, lúc đông khách thì tôi để khách hàng tự ghi nhưng cũng có lúc, cả buổi sáng chỉ có vài người ghé vào mua".

Ngày 21/5, trao đổi với PV, luật sư Nguyễn Ngọc Hùng, Trưởng VPLS Kết Nối (Đoàn LS TP Hà Nội) khẳng định, giao dịch mua bán bảo hiểm ở các vỉa hè, chợ mạng là để đối phó lực lượng chức năng.

vi-sao-bao-hiem-mua-o-via-he-cho-mang-deu-khong-co-gia-tri-de-ho-tro-boi-thuong

Bảo hiểm xe máy và ô tô sẵn sàng cung cấp cho những người dùng điện có nhu cầu, tại một điểm thu tiền điện trên địa bàn phường La Khê. Ảnh: Bảo Loan

Luật sư Nguyễn Ngọc Hùng lý giải: "Bảo hiểm trách nhiệm dân sự là bắt buộc nhưng khi giao dịch, bên bán có trách nhiệm phải giải thích những quyền lợi mà người mua được hưởng. Đặc biệt là thủ tục, quy trình để được hưởng quyền lợi khi xảy ra vấn đề tai nạn.

Tất cả các giao dịch mua bán bảo hiểm xe máy mà người đi đường nhìn thấy ở các vỉa hè, chợ mạng vẫn có hiệu lực nhưng chỉ ở góc độ đối phó CSGT. Còn để được hỗ trợ, bồi thường thì chắc chắn là không đủ điều kiện. Bởi lẽ, nguyên tắc mua bán bảo hiểm là phải đến tận công ty, ký hợp đồng... chứ không phải là mua bán ở các vỉa hè, chợ mạng".

"Bởi theo Điều 7, Nghị định 103/2008 của Chính phủ về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới thì người sở hữu bảo hiểm xe máy sẽ được bồi thường thiệt hại về thân thể, tính mạng và tài sản đối với bên thứ ba do chủ xe cơ giới gây ra", luật sư cho hay.

Theo GiaDinh

-----

Xem thêm:

+Bảo hiểm xe máy: Mua chỉ để đối phó, bán chỉ để... "ăn chênh"

+Công ty bảo hiểm từ chối bồi thường đối với 'bảo hiểm vỉa hè'

+Ai đang bán bảo hiểm xe máy?

----