Xem phim người lớn thường xuyên bằng kính thực tế ảo: Hại não và mắt

Khi kính thực tế ảo ngày càng rẻ, nhiều bạn trẻ mua về xem phim người lớn. Song việc xem video không lành mạnh thường xuyên bằng thiết bị này khiến bạn không chỉ hứng chịu hậu quả về sức khỏe tâm thần và đời sống tình dục mà còn ảnh hưởng đến mắt.

Nhiều bạn trẻ mua kính thực tế ảo xem phim người lớn

Kính thực tế ảo (virtual reality glasses) cho phép chúng ta trải nghiệm công nghệ thực tế ảo như hình ảnh, video, game trên smarphone hay máy tính. Khi đeo kính, người dùng có cảm giác như đang ở trong khung cảnh, được nhìn và tương tác trận chiến ảo, thế giới dưới nước hay khoảng không vũ trụ.

Do giá kính thực tế ảo ngày càng rẻ, thời gian gần đây, nhiều bạn trẻ mua thiết bị này để xem phim khiêu dâm.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại kính thực tế ảo với nhiều hãng sản xuất, có giá từ vài chục ngàn đến vài chục triệu. Chất liệu từ bìa carton đến nhựa dẻo; nhựa cao cấp đến các sản phẩm có bo mạch, chip xử lý đầy đủ. Tất nhiên, kính Trung Quốc giá càng rẻ thì chất lượng càng thấp và có nguy cơ gây các bệnh về mắt.

Xem phim người lớn thường xuyên bằng kính thực tế ảo: Hại não và mắt :: Một thế giới - Thông tin trong tầm tay

Đa dạng kính thực tế ảo với đủ giá.


Hiện có rất nhiều trang web cung cấp phim khiêu dâm thực tế ảo. Thử tìm kiếm với từ khóa tiếng Anh liên quan đến video khiêu dâm thực tế ảo, Google cho ra hơn 212 triệu kết quả trong 0,37 giây.

Nếu xem video dạng này bằng mắt thường thì không có hứng thú gì lắm vì góc quay xa và hình ảnh mờ nên nhiều bạn trẻ thường bỏ tiền mua kính thực tế ảo. Một số người bán kính này ngoài thị trường đôi khi còn khuyến mãi cho khách cả kho phim để xem.

Có rất nhiều trang cung cấp video khiêu dâm thực tế ảo.

Theo nhiều nghiên cứu, người xem phim ảnh khiêu dâm thường xuyên có thể phải chịu hậu quả về sức khỏe tâm thần và đời sống tình dục, như rối loạn cương dương, trầm cảm, lo âu, thích tình dục cực đoan, trái tập tục như bạo lực tình dục, loạn luân…

Do đó, việc thường xuyên xem phim khiêu dâm bằng kính thực tế ảo không chỉ gây hại não mà cả mắt.

Lưu ý khi dùng kính thực tế ảo khi chơi game, xem phim

Điều quan trọng cần lưu ý khi dùng kính thực tế ảo là không để trẻ con, thú nuôi, đồ vật gì dễ vướng hoặc làm đổ vỡ xung quanh bạn. Lý do vì khi đeo kính thực tế ảo chơi game hay xem phim thời gian dài, bạn dễ mất phương hướng theo nhiều dạng khác nhau tùy thể trạng hay tâm lý, từ đó có thể đụng trẻ nhỏ, thú nuôi, vướng dây và té hay làm rơi đồ.

Sau 20 - 30 phút trong thế giới thực tế ảo, bạn sẽ gặp khó khăn trong việc xác định vị trí đồ vật ở thực tại. Chơi game bay nhảy, độ cao hay di chuyển nhanh khiến người dùng dễ mất phương hướng nghiêm trọng. Sau khoảng 20 -30 phút đeo kính, bạn nên nghỉ giải lao một chút khoảng 5-15 phút trước khi quay lại với thế giới ảo.

Các nhà sản xuất khuyên bạn nên tháo kính thực tế ảo ngay lập tức khi bắt đầu cảm thấy chóng mặt để tránh tai nạn đáng tiếc.

Những người bị động kinh hay nhạy cảm với sự thay đổi ánh sáng tức không nên sử dụng kính thực tế ảo. Dùng thiết bị này cũng có thể gây ra triệu chứng buồn nôn như say tàu xe do tốc độ chuyển động của các vật trong game, phim bạn thấy.

Dùng kính thực tế ảo có ảnh hưởng không tốt cho mắt về lâu dài.

Một số chuyên gia khẳng định kính thực tế ảo có ảnh hưởng không tốt cho mắt về lâu dài, chẳng hạn khả năng chuyển đổi sự tập trung giữa vật thể ở gần và xa.

Vấn đề lớn nhất với mọi kính thực tế ảo chính là khoảng cách giữa hai đồng tử (IPD) của người dùng. Đây là khoảng cách giữa điểm trung tâm của hai đồng tử mắt, cũng là một thông số quan trọng với mọi bộ kính. IPD của người dùng cần nằm trong một khoảng nhất định để có thể trải nghiệm công nghệ thực tế ảo mà không gặp tác dụng phụ.

Mức trung bình của người lớn là 63 mm, cũng là thông số được nhà sản xuất kính thực tế ảo cao cấp như HTC Vive, Oculus, Baofeng Mojing áp dụng khi chế tạo kính. IPD càng xa con số trung bình, hình ảnh trên bộ kính càng bị méo mó.

Trẻ em có mức IPD trong khoảng 40-55 mm. Vì vậy, hình ảnh mà trẻ em nhìn thấy có thể biến dạng rất nặng, gây ra tình trạng mất phương hướng, khó chịu, đau đầu và mỏi mắt, thậm chí buồn nôn.

Các hãng thường khuyến cáo trẻ em dưới 10 tuổi không nên sử dụng kính thực tế ảo.

Trên thực tế, hầu hết các thiết bị thực tế ảo đều ghi chú rằng không thích hợp với trẻ dưới 12 hoặc 13 tuổi. Thế nên, cha mẹ không nên cho con nhỏ sử dụng kính thực tế ảo vì mắt trẻ đang trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện các chức năng.

Clip chàng trai mất phương hướng, té ngã sau khi đeo kính thực tế ảo chơi game:

Nhân Hoàng

Theo Motthegioi

---

* Xem thêm:

15 người trốn trong xe tải vượt chốt kiểm soát phòng chống dịch COVID-19

Trước khi bị lộ bạn trai ngoại quốc trong livestream, "Bống" Hồng Nhung đã có đường tình đầy trắc trở

Tâm sự của cô gái về Việt Nam tránh dịch bị bạn hỏi xoáy ‘Sao không ở bên, về làm gì?’