Bí ẩn 1 ngày của người gặp người đã chết nhiều hơn người nhà

Có khi các vong linh ở đây gặp cô còn nhiều hơn gặp người nhà. Có những gia đình tháng nào cũng đến. Có nhà thi thoảng mới đến thắp một ném hương cho người đã khuất.

Ở nước ngoài, việc hỏa táng kết hợp với việc lưu trữ tro cốt là chuyện hiển nhiên khi có người mất. Tuy nhiên, ở nước ta việc đó mới chỉ diễn ra trong khoảng thời gian gần đây vì người Việt Nam mang nặng tính truyền thống.

Khi người sống chọn cái chết cho người chết

Trong văn hóa Việt Nam, từ trước cho đến nay, trừ các bậc tu hành, còn đối với những người dân bình thường khi chết thường địa táng, vì quan niệm cho rằng "của thiên thì phải trả địa".

Khoảng hơn chục năm về trước, nhiều người vẫn nghĩ việc hỏa táng sẽ không tốt. Nhưng khoảng thời gian sau này, khi quỹ đất dành cho người đã khuất càng ngày càng trở nên khan hiếm, cũng như việc địa táng là một tác nhân gây ô nhiễm môi trường khá nghiêm trọng nên người Việt bắt đầu nghĩ tới việc hỏa táng.

Bí ẩn 1 ngày của người gặp người đã chết nhiều hơn người nhà

Nhiều người chọn cách hỏa táng thay vì địa táng như trước.


Gia đình chị Đỗ Thị Hà (Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho rằng, việc địa táng mất rất nhiều thời gian, phong tục, cũng như tiền của. Nhiều khi làm không khéo còn bị "động mồ, động mả". Ngược lại, hỏa táng là một hình thức rất hợp vệ sinh, sạch sẽ, bảo vệ được môi trường, không mất đất, lại giảm bớt được rất nhiều công đoạn như xây mộ, tảo mộ, bảo quản mộ, cải táng, di dời… Vì vậy, gia đình trong nhiều năm nay, mỗi khi có người mất là sẽ hỏa táng thay vì địa táng như truyền thống.

"Ngày trước, các cụ nhà mình địa táng thường rất phiền phức, gồm rất nhiều thủ tục khác nhau diễn ra trong thời gian dài nên từ gần 20 năm nay. Nhà mình chọn cách hỏa táng cho các cụ", chị Hà cho biết.

Tuy nhiên, việc sau khi hỏa táng là còn phải nghĩ tới việc lưu tro cốt ở đâu mới là quan trọng. Ở các tỉnh miền nam Việt Nam, người dân có truyền thống sau khi hỏa táng là mang tro cốt về gia đình để chôn hoặc để thờ phụng.

Tuy nhiên, việc để tro cốt ở đâu, có khi còn là ý nguyện của người đã khuất. Có người yêu cầu con cháu sau khi thiêu xong thì đem tro cốt dải xuống sống, biển hoặc đem về quê chôn cất,... Nhưng cũng có nhiều gia đình chọn cách, lưu giữ tro cốt tại các "nhà tầng" trong khuôn viên các nghĩa trang lớn. Vì vậy, càng ngày có càng nhiều các khu lưu trữ tro cốt được mở ra.

Bí ẩn 1 ngày của người gặp người đã chết nhiều hơn người nhà

Sau khi hỏa táng, việc để tro cốt người mất ở đâu phụ thuộc vào nhiều thành viên gia đình, ý nguyện người mất.

Chị Đỗ Thị Hà cũng cho biết: "Khi mẹ chồng mình mất, việc để tro cốt ở đâu phụ thuộc nhiều vào các thành viên trong gia đình chứ không phải do ý của nhà mình. Ông anh lớn thì lại muốn mang về quê, chồng mình thì lại muốn để ở Hà Nội để tiện chăm sóc. Mấy cô em gái chưa có chồng thì lại giành chăm sóc mộ phần của ông bà,... nhiều khi gia đình hiềm khích chỉ vì đưa mẹ về đâu cho tốt nhất".

Do vậy, gia đình chị Hà thống nhất, sau khi mẹ mất là đưa mẹ lên các "nhà tầng" ở các khu lưu trữ cho cốt, con cái ai mà có tâm thật sự thì về thắp cho mẹ một nén hương.

Câu chuyện của những 'công nhân' đi canh giấc ngủ cho người đã khuất

Cách trung tâm Hà Nội khoảng 15 km, Công viên nghĩa trang Văn Điển dường như đã quá quen thuộc với nhiều gia đình mỗi khi có người qua đời.

Bí ẩn 1 ngày của người gặp người đã chết nhiều hơn người nhà

Những người làm công việc thầm nặng nơi đây.

Vào một ngày cuối xuân, nhóm PV báo điện tử Người Đưa Tin đã có một ngày đi "tảo mộ" trong khuôn viên công viên nghĩa trang Văn Điển. Ngay từ cổng vào, hàng dài xe tang nối liền nhau với từng nhóm người đứng chật ních để chờ đến lượt gia đình mình lo hậu sự cho người đã khuất. Không khí ở đây tang thương với những tiếng khóc, tiếng ỉ ôi, sụt sùi càng tăng thêm cái vẻ âm khí, cô quạnh.

Di chuyển đến khu lưu trữ tro cốt, thắm một nén hương cho người quen. Tôi được cô H., một nhân viên đã làm trong khu lưu trữ tro cốt 20 năm của nghĩa trang này tâm sự, càng ngày càng có nhiều người đến gửi tro cốt ở đây.

Làm cái nghề này trước hết là phải có tinh thần thật vững, bản thân cô H. cũng không sợ khi mình làm nghề dịch vụ cho người chết: "mình làm công việc này giống như làm việc thiện vậy nên mình đâu có sợ gì đâu. Tuy nhiên, làm nghề này cũng cần có cái duyên trong nghề chứ không phải là ai cũng làm được".

Bí ẩn 1 ngày của người gặp người đã chết nhiều hơn người nhà

Cũng có những linh hồn bất hạnh chỉ được con cháu đưa lên đây thôi rồi mất hút, phó mặc cho hương khói cho người trông coi.

Rất nhiều người, ngay cả PV cũng rất tò mò khi hỏi cô đã bao giờ gặp ma hay những chuyện mà không thể lí giải bằng khoa học chưa, thì cô H. khẳng định: "Làm việc ở đây nhiều năm rồi nhưng tuyệt nhiên chưa một lần thấy ma. Nhưng cháu đừng nói như vậy, phải tội lắm".

Cô H. cũng tâm sự rằng, có khi các vong linh ở đây gặp cô còn nhiều hơn gặp người nhà. Có những gia đình tháng nào cũng đến. Có nhà thi thoảng mới đến thắp một ném hương cho người đã khuất. Nhưng cũng có những linh hồn bất hạnh chỉ được con cháu đưa lên đây thôi rồi mất hút, phó mặc hương khói cho người trông coi. Chính những người làm công tác này đã khiến những linh hồn được an nghỉ dưới suối vàng.

"Cô làm ở đây được gần 20 năm nay rồi, mỗi ngày cô đều thắp hương cho bách linh ở đây rồi quét dọn cho họ được sạch sẽ. Cô cũng cho họ nghe kinh Phật mỗi ngày", cô H. cho biết.

Bí ẩn 1 ngày của người gặp người đã chết nhiều hơn người nhà

Cô H. cũng tâm sự rằng, có khi các vong linh ở đây gặp cô còn nhiều hơn gặp người nhà.

Cũng chính cô là nhân chứng sống cho tình người, tình cảm gia đình, vợ - chồng, cha mẹ- con cái ở nơi cửa địa ngục. Cô H chia sẻ rằng, bên cạnh những đám tang nghi lễ trang trọng, với những tiếc khóc thương vô hạn của người sống dành cho người đã khuất.

Nhưng cũng có những người "ra đi” không "lấy” được một giọt nước mắt nào của người thân. Những khuôn mặt cứ trơ trơ không biểu lộ bất kì hỉ, nộ, ái, ố nào cả. Với họ, việc làm ma cho người chết chỉ là trách nghiệm để xã hội khỏi chê trách.

Tạm mượn lời của cô H. để tâm sự nơi biên giới giữa sự sống và cái chết để kết thúc bài viết này: "Chỉ khi nào chết đi mới biết được ai là người đối xử tốt với mình thật lòng".

Theo Tiểu Lâm(NDT)