Con sốt co giật, mẹ nhét khăn vào miệng nhưng không ngờ đã khiến con suýt thiệt mạng

Sợ con tự cắn lưỡi của mình nên người mẹ đã lấy khăn nhét vào miệng của con và không hề biết rằng đây là một hành động sai lầm, gây nguy hiểm cho trẻ.

Khoảng 3 giờ 40 phút chiều ngày 28/1 vừa qua, tại quận Trương Điếm, thành phố Truy Bác, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, các y tá ở bệnh viện Nhân dân thứ 6 tỉnh Truy Bác đã nhận được cuộc điện thoại khẩn cấp yêu cầu cấp cứu một bé gái 6 tuổi. Được biết, đứa bé này bị co giật tại nhà.

con-sot-co-giat-me-nhet-khan-vao-mieng-nhung-khong-ngo-da-khien-con-suyt-thiet-mang

Bé gái 6 tuổi trên xe cấp cứu đến bệnh viện. (Ảnh: sina)

Khi nhân viên cấp cứu đến nhà, bé gái (giấu tên) đã rơi vào tình trạng nghẹt thở, gương mặt bầm tím, miệng bị nhét khăn vào. Lập tức, các nhân viên y tế đã lấy khăn ra khỏi miệng bé gái, nhét dụng cụ chuyên dụng vào miệng bé. Sau đó, họ đã nới lỏng quần áo của bé gái để giúp nhiệt được thoát ra.

Mẹ của đứa bé đã rất hoảng sợ. Cô cho rằng con chỉ bị cảm sốt bình thường nhưng không ngờ con lại bị co giật. Sợ con tự cắn lưỡi của mình nên người mẹ đã lấy khăn nhét vào miệng của con và không hề biết rằng đây là một hành động sai lầm, gây nguy hiểm cho trẻ. Lý do là bởi việc làm này khiến trẻ bị nghẹt thở, có thể dẫn đến tử vong.

con-sot-co-giat-me-nhet-khan-vao-mieng-nhung-khong-ngo-da-khien-con-suyt-thiet-mang


Sợ con tự cắn lưỡi của mình nên người mẹ đã lấy khăn nhét vào miệng của con và không hề biết rằng đây là một hành động sai lầm. (Ảnh: sina)

Trường hợp của bé gái 6 tuổi này, nếu đội ngũ y tế không đến kịp thời, đứa bé có thể đã thiệt mạng vì nghẹt thở.

con-sot-co-giat-me-nhet-khan-vao-mieng-nhung-khong-ngo-da-khien-con-suyt-thiet-mang

Hai mẹ con trên xe cấp cứu. (Ảnh: sina)

Các bác sĩ nhi khoa cho biết, sốt co giật ở trẻ em là một tình trạng khẩn cấp phổ biến và khi trẻ bị co giật, bố mẹ cần phải biết cách giải quyết một cách khoa học để tránh là hại đến trẻ. Do đó, khi con bị co giật, bố mẹ cần phải:

- Giữ bình tĩnh, đặt trẻ nằm trên mặt phẳng, đầu hơi cao và nghiêng về một bên để dịch, nước bọt chảy ra ngoài.

- Nếu trẻ có thức ăn trong miệng, cần lấy ra. Nếu trẻ ngậm ti giả cũng phải lấy ra.

- Nới lỏng quần áo để thoát nhiệt và để trẻ dễ thở.

- Giữ phòng thoáng mát, tránh tụ tập quá đông.

- Không nhét bất kì đồ vật gì vào miệng trẻ.

- Không vắt chanh vào miệng trẻ.

- Không giữ tay chân trẻ mà nên để tự do, nếu giữ có thể sẽ khiến trẻ bị gãy xương, trật khớp.

- Theo dõi biểu hiện cơn động kinh. Nếu dưới 5 phút, sau khi hết động kinh nên đưa con đến bệnh viện ngay. Nếu trên 5 phút và không dừng lại, lập tức gọi cấp cứu để nhân viên y tế hướng dẫn xử trí.

Newben

Theo Helino / Sina

--------------------

Xem thêm:

Uống mật khỉ chống sốt co giật, bé trai 5 ngày tuổi nguy kịch

Ngày 7/6, tại Đồng Hới, một bé trai đã phải nhập viện trong tình trạng khó thở, tín tái toàn thân do người nhà cho uống mật khỉ.

Người nhà đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới trong tình trạng nguy kịch, lơ mơ, tím tái toàn thân. Bé còn bị rối loạn nhịp thở, ngừng thở, không bắt được mạch. Các bác sĩ đã nhanh chóng cấp cứu và chuyển sang khoa sơ sinh bệnh lý để điều trị và chăm sóc đặc biệt.

Thông tin từ người nhà bé cho biết, do nghe nói nếu trẻ uống mật khỉ thì khi sốt sẽ không bị co giật nên đã cho bé uống 5 giọt. Không ngờ sau khi uống cháu lên cơn khó thở, tím tái.

Uống mật khỉ chống sốt co giật, bé trai 5 ngày tuổi nguy kịch

 Người nhà cho uống mật khỉ khiến bé trai nguy kịch. Ảnh: VnExpress

Cũng liên quan tới mật khỉ, trước đó, anh Ngô Xuân Nh (46 tuổi, trú huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) và anh Phạm Văn H (45 tuổi, trú huyện Nam Đàn, Nghệ An) bất ngờ tử vong bên cạnh mâm cơm nhà ông Phan Đăng Ngô và bà Nguyễn Thị Bác tại xóm 3, xã Sơn Thọ, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh khiến nhiều người tò mò.

Sau khi khám nghiệm tử thi, công an tìm thấy hai chiếc mật khỉ, một chiếc còn nguyên, một chiếc đã xẹp, nên nhiều người cho rằng nguyên nhân có thể từ đây.

Thông tin về các loại mật nhất là mật khỉ, bác sĩ - thầy thuốc nhân dân Nguyễn Xuân Hướng, Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam cho hay, mặc dù mật động vật, như mật gấu, mật cá trắm, có thể gây ra chết người nhưng phải sau vài tiếng thậm chí vài ngày, chứ khó đột tử ngay. Chất độc trong mật phải mất thời gian ngấm vào cơ thể, phá hủy các cơ quan nội tạng, làm suy gan, suy thận, vô niệu và sau đó mới tử vong nếu không được cứu chữa kịp thời.

Còn mật khỉ, trong Đông y rất ít được sử dụng để chữa bệnh, một số ít dùng bôi, xoa bóp những vết bầm, tụ máu do bị ngã, bị thương. Một số mật của động vật khác chủ yếu dùng ngoài da hơn là uống vào người.

Cũng theo bác sĩ Hướng, mật khỉ nói riêng và mật động vật nói chung đều độc, nếu không biết cách sử dụng có thể gây tử vong sau vài tiếng, thậm chí vài ngày, khi chất độc ngấm vào cơ thể và phá hủy các cơ quan trong cơ thể.

Uống mật khỉ chống sốt co giật, bé trai 5 ngày tuổi nguy kịch

Mật khỉ hay các laoij mật khác đều rất độc không nên mạo hiểm nuốt. Ảnh minh họa 

Ông Hướng cho biết, đã chứng kiến rất nhiều trường hợp bị ngộ độc, suy gan thận, vô niệu và tử vong... do các loại mật được coi là quý hiếm. Trung Tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho hay, hàng năm trung tâm đều phải cấp cứu cho vài chục trường hợp bị nhiễm độc mật với các triệu chứng như vàng da, vàng mắt.

Nhiều trường hợp ngộ độc mật nặng dẫn đến viêm gan, suy gan, chảy máu khắp nơi, hoặc vô niệu (không đái được do suy thận cấp), chất độc ứ trong người… phải tiến hành lọc máu liên tục nhiều ngày để cứu chữa. Dùng mật bồi bổ nhưng lại suy gan, suy thận, tiểu đường Việc sử dụng lượng lớn mật, với nồng độ "đậm đặc" sẽ bị nhiễm độc.

Ngoài ra, nếu mật bị nhiễm vi khuẩn, việc dùng mật này chính là đưa nguồn bệnh vào cơ thể. Chất này gây độc trực tiếp cho gan, thận, phá hủy tế bào gan, chất độc đi qua ống thận gây viêm ống thận cấp dẫn đến vô niệu (không có nước tiểu) không tiểu tiện được. Tình trạng này khiến độc chất sẽ bị tích tụ trong cơ thể, do đó bệnh nhân có thể tử vong vì nhiễm độc.

Bác sĩ Hướng phân tích, bản thân mỗi người đều có một cái mật rất to, cơ thể con người thường xuyên sản sinh ra dịch mật đủ để tiêu hóa thức ăn.

Vì vậy, không cần thiết phải uống mật động vật để giúp tiêu hóa tốt hơn mà chỉ cần dùng mật của chính cơ thể mỗi người để tiêu hóa một lượng thức ăn vừa đủ mỗi ngày.

Do đó, người dân nên biết rằng không phải loại mật động vật nào cũng dùng được và càng không thể ai cũng dùng được. Khi sử dụng, phải có thầy thuốc hướng dẫn. Đặc biệt, tuyệt đối không được dùng mật cá trắm, mật cóc chữa bệnh như lời đồn thổi. Hà Mi

Còn các chuyên gia y tế cũng cảnh báo rằng, mật động vật không hề là thực phẩm bổ dưỡng, mọi người tuyệt đối không nên sử dụng. Đặc biệt là trẻ sơ sinh cơ thể còn yếu, phản xạ bú nuốt kém nên nếu dùng những loại mật như mật khỉ, mật gấu, cao khỉ, cao trăn... có thể sặc hoặc ngộ độc dẫn đến nguy kịch tính mạng.

Theo Vietq