Hạt sen mát bổ, nhưng 4 nhóm người này ăn hạt sen sẽ khiến bệnh trầm trọng hơn

Hạt sen tuy ngon và mát bổ, nhưng đây cũng là một vị thuốc trong Đông y. Do đó, không nên lạm dụng dùng quá nhiều hạt sen.

 có mặt ở gần như hầu hết các tỉnh, thành của nước ta. Một trong những điều đặc biệt khiến cây sen được nhiều người quan tâm hơn bởi công dụng đa dạng trong bồi bổ và nâng cao sức khỏe con người.

Theo các chuyên gia y tế, hạt sen rất giàu hàm lượng protein, magie, kali và phốt pho, trong khi đó hàm lượng mỡ bão hòa, natri và cholesterol lại rất thấp. Cụ thể, 100g hạt sen có chứa 350 calo, 63-68g carbohydrate, 17-18g protein, nhưng chỉ có 1,9-2,5g mỡ, còn lại là các thành phần khác như nước (13%), khoáng chất (chủ yếu là natri, kali, canxi, phốt pho). 

Trung bình, cứ một ao-xơ hạt sen khô (28g) cung cấp khoảng 5g protein chất lượng cao, ngoài ra còn giàu chất xơ lại không chứa đường, hương vị thơm ngon hợp với sở thích của nhiều người.

hat-sen-mat-bo-nhung-4-nhom-nguoi-nay-an-hat-sen-se-khien-benh-tram-trong-hon

Ảnh minh họa

Theo Đông y, hạt sen không chỉ là món ăn ngon, bổ, mà còn là vị thuốc quý, có tác dụng dưỡng tâm an thần, ích thận, bổ tỳ, chữa di tinh, mộng tinh, tiêu chảy, mất ngủ, chậm tiêu, đầy bụng, ăn kém, chữa khát do sốt cao, mất nước… đặc biệt những nghiên cứu gần đây cho thấy hạt sen còn có tác dụng rất lớn trong việc chống lão hóa và tăng cường sức khỏe người cao tuổi.

Tuy nhiên, hạt sen cũng là một vị thuốc trong Đông y, do đó, không nên lạm dụng dùng quá nhiều. Vì vậy, cần phải thận trọng khi sử dụng hạt sen.

4 nhóm người cần thận trọng khi dùng hạt sen

Người mắc bệnh tim mạch

Hạt sen không dùng cho những người bị bệnh tim mạch bởi trong tâm sen có chứa độc tính alkaloid. Nếu muốn sử dụng hạt sen làm thuốc trước tiên phải khử độc rồi mới dùng. Có thể khử độc bằng cách sao tâm sen ngả màu vàng nhưng không cháy để độc tố thoát hết ra ngoài.


Cần chú ý liều dùng và không nên dùng lâu dài. Vì vậy những người mắc bệnh tim khi dùng hạt sen nhất thiết phải bỏ tâm hoặc dùng tâm sen với lượng vừa phải.

Người bị rối loạn tiêu hóa

Trong Đông y, hạt sen có tính bình, không độc nên nếu dùng hạt sen đúng cách hoặc với lượng vừa phải sẽ có tác dụng kiện tỳ, kích thích tiêu hóa hay chữa các bệnh đường tiêu hóa. Nhưng nếu sử dụng không đúng cách hoặc quá liều, hạt sen có thể gây đầy bụng, khó tiêu, táo bón. Bởi vì trong hạt sen có chứa nhiều vitamin và các khoáng chất, khi đang bị rối loạn tiêu hóa sẽ khiến cơ thể rơi vào tình trạng hấp thu khó khăn hơn.

hat-sen-mat-bo-nhung-4-nhom-nguoi-nay-an-hat-sen-se-khien-benh-tram-trong-hon

Ảnh minh họa

Người bị rối loạn giấc ngủ

Chúng ta biết rằng giấc ngủ góp phần không nhỏ trong việc duy trì hoạt động của não bộ cũng như ngăn chặn hiện tượng suy giảm trí nhớ, chứng hay quên. Nhưng nếu dùng quá nhiều lượng chất an thần từ thuốc hay các thực phẩm như hạt sen lại tiềm ẩn nguy cơ gây rối loạn giấc ngủ. Lúc này bạn sẽ luôn ở trong trạng thái buồn ngủ, giấc ngủ kéo dài triền miên, để lại ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng ghi nhớ và thậm chí là giảm tuổi thọ của bạn.

Trẻ em

Nhiều người thường nghĩ, hạt sen có chứa nhiều chất bổ dưỡng nên thường xay nhỏ hạt sen rồi nấu cháo cho trẻ ăn. Tuy nhiên đây lại là điều vô cùng có hại.

Do hạt sen giàu dinh dưỡng nên có thể làm cho trẻ khó tiêu hóa. Trong khi, hệ thống tiêu hóa của trẻ rất nhạy cảm do còn non yếu, nếu ăn nhiều hạt sen còn có thể gây ra dị ứng và mẩn đỏ. 

Cách chọn mua hạt sen tươi ngon, an toàn

- Sen tươi ngon nhất là khi vừa được hái, hạt sen vẫn trên đài sen sẽ giữ được độ tươi ngon.

- Hạt sen sau khi tác vỏ cần được phơi nắng, tránh làm ướt hạt sen. Khi khô bỏ vào lọ để bảo quản được lâu hơn.

- Hạt sen già sẽ có màu trắng ngà hoặc vàng đậm, lớp ngoài căng tròn. Đặc biệt, những hạt sen này ăn rất thơm ngon mà không bị sượng. Khi nấu cũng sẽ có mùi thơm đặc trưng.

- Khi mua hạt sen vẫn còn tâm sen, phần hạt sen để ăn hoặc chế biến các món ngon còn tâm sen sẽ dùng để pha trà rất tốt cho sức khỏe. Trà tâm sen có tác dụng thanh nhiệt, an thần, hạ huyết áp rất tốt.

Theo GiaDinh