Kỳ lạ “giếng sữa” chữa bệnh cho bà bầu ở làng cổ Đường Lâm

“Những người phụ nữ sau khi sinh bị mất sữa, tắc sữa hay ít sữa… tìm đến chiếc giếng thành tâm làm lễ và múc nước ở giếng về uống hoặc nấu ăn sẽ có được bầu sữa căng tròn”, bà Phan Thị Sót (68 tuổi) - người trông coi giếng ở làng cổ Đường Lâm (Hà Nội) cho biết .

“Những người phụ nữ sau khi sinh bị mất sữa, tắc sữa hay ít sữa… tìm đến chiếc giếng thành tâm làm lễ và múc nước ở giếng về uống hoặc nấu ăn sẽ có được bầu sữa căng tròn”, bà Phan Thị Sót (68 tuổi) - người trông coi giếng ở làng cổ Đường Lâm (Hà Nội) cho biết .

Bà Phan Thị Sót (68 tuổi) - người trông nom và quét dọn miếu mẹ, giếng sữa.

 Báu vật của làng cổ Đường Lâm

Chiếc giếng thuộc địa phận thôn Cam Lâm, xã Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội. Vì giếng nước có thể chữa được bệnh mất sữa nên người dân thường gọi đó là giếng sữa. Giếng nằm trên một quả đồi bạt ngàn cây xanh, tương truyền trước đây là vùng đất của vua Ngô Quyền. Lối dẫn vào giếng là một con đường đất đỏ. 

Giếng sữa nhỏ và nằm dưới tán lá của gốc cây bạc lộc cổ thụ. Phía trước là một cánh đồng rộng lớn. Bên cạnh giếng là một ngôi miếu nhỏ rất linh thiêng thờ “mẹ sữa”. Lòng giếng được kè bằng đá ong, rộng chừng 60cm và sâu 1 mét. Nước giếng trong vắt có thể nhìn tới đáy. Phía đáy trông như một cái ang đựng nước và có một tảng đá ong đã bạc màu…

“Những người phụ nữ sau khi sinh bị mất sữa, tắc sữa hay ít sữa… tìm đến chiếc giếng thành tâm làm lễ và múc nước ở giếng về uống hoặc nấu ăn sẽ có được bầu sữa căng tròn”, bà Phan Thị Sót (68 tuổi) - người trông coi giếng ở làng cổ Đường Lâm (Hà Nội) cho biết .


Giếng sữa nhỏ và được kè đá ong rất sạch sẽ. Nước trong vắt có thể nhìn thấy đáy.  

Bà Phan Thị Sót (68 tuổi), người trông coi miếu và chiếc giếng cho biết: “Miếu mẹ và giếng sữa đã có từ hàng ngàn năm nay. Từ lúc tôi sinh ra đã được nghe các cụ kể lại về sự kỳ diệu của nó. Chẳng một ai biết tên thật của Đức mẹ là gì, ngay cả các cụ cao niên trong làng cũng không một ai biết, chỉ biết ngôi miếu này rất linh thiêng. Điều đặc biệt là giếng sữa có thể chữa được bệnh tắc sữa, ít sữa hay mất sữa cho những bà bầu sau khi sinh. Họ chỉ cần đến đây thành tầm làm lễ xin mẹ sữa và lấy nước về dùng thì đều có sữa trở lại”.

Mực nước của giếng sữa cũng chưa bao giờ thay đổi dù cho đó có là mùa mưa lũ hay hạn hán. Mùa mưa, nước ở cánh đồng dâng lên cao hay mùa cạn nứt toác cánh đồng thì nước trong giếng vẫn vậy. 

Bà Sót nhớ có một lần, bà nhờ người trong làng ra thau giếng để nhặt những đồng tiền xu mà người đi lễ thả xuống giếng. Khi múc cạn nước và dọn dẹp sạch lòng giếng, chỉ 5 phút sau, nước giếng lại trở về đúng như lúc ban đầu.

“Có năm hạn hán, các giếng khơi trong làng đều cạn trơ đáy nhưng kỳ lạ thay, chiếc giếng nhỏ và nông này vẫn đầy ăm ắp. Dân làng cả ngàn người ra gánh nước về dùng nhưng chiếc giếng vẫn không cạn. Năm kia, hơn 800 người ở làng Triều Khúc dưới Hà Nội lên xin nước về mở hội, ai cũng xin đầy chai nước mang theo nhưng nước trong giếng không hề cạn hay vẩn đục”, bà Sót cho hay.

“Những người phụ nữ sau khi sinh bị mất sữa, tắc sữa hay ít sữa… tìm đến chiếc giếng thành tâm làm lễ và múc nước ở giếng về uống hoặc nấu ăn sẽ có được bầu sữa căng tròn”, bà Phan Thị Sót (68 tuổi) - người trông coi giếng ở làng cổ Đường Lâm (Hà Nội) cho biết .

 Bà Sót hàng ngày qua đây quét dọn miếu và hướng dẫn làm lễ cho những người đến xin nước.

Tìm hiểu về sự tích thần kỳ của giếng sữa, chúng tôi được bà Sót cho biết: “Từ đời vua Ngô Quyền lập đất, người ta truyền tai nhau câu chuyện về sự hình thành miếu mẹ và giếng sữa. Bao đời nay, người dân ở Đường Lâm từ người lớn đến trẻ nhỏ đều tường tận về sự tích ấy”.

Chuyện kể rằng, vào thời loạn lạc, khi nơi đây vẫn là vùng núi hoang sơ không bóng người ở. Một em bé mới chào đời bị cha mẹ bỏ rơi, khát sữa khóc nấc dưới chân đồi. Một bà lão đi ngang qua thương tình bế đứa bé theo. Đi được một lúc, đứa bé đói, khóc ròng không sao dỗ được. Bà lão chỉ biết bế đứa bé trên tay đi dọc đường với hy vọng tìm được nhà dân để xin nước. 

Nhưng đi mãi, đi mãi cũng không thấy bóng người, tới một thung lũng dưới chân đồi Cấm, bà ngồi nghỉ chân. Bà lão cắm chiếc gậy trên tay xuống đất, bất ngờ một dòng nước từ lòng đất trào lên. Bà bèn mớm một miếng nước cho đứa bé. Lạ thay, đứa bé bỗng nhiên ngừng khóc và ngủ thiếp trên tay bà. Từ đó, bà dựng lều ở tại đây nuôi đứa trẻ. 

Khi bà mất, người dân trong vùng lập miếu thờ bà và gọi là “miếu mẹ”, mạch nước thiêng gọi là “giếng sữa”. Cũng từ ngày dựng miếu, trong làng luôn có một người "có căn số" trông coi và bảo vệ miếu và “giếng sữa".

Thang thuốc thần kỳ của các bà bầu mất sữa

Hàng ngày, chiếc giếng sữa nhỏ bé lặng lẽ tiếp đón rất nhiều các ông bố, bà mẹ đến xin nước về chữa bệnh. Không chỉ những người ở vùng lân cận mới biết đến sự thần kỳ của giếng sữa mà ngay cả những người ở tỉnh xa như Nam Định, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An… cũng tìm đến để xin nước về chữa bệnh.

Bà Sót cho biết: “Những người đến đây xin nước chỉ cần thành tâm làm lễ: đọc rõ tên tuổi, địa chỉ bố mẹ và cháu bé thiếu sữa kèm theo thẻ hương, trái oản, ít hoa quả, vài đồng tiền lẻ… là sẽ được như ý. Đặc biệt những lễ vật này sau khi làm lễ xong không được mang về mà sẽ để lại để tán lộc cho những trẻ nhỏ trong làng”. 

“Ngoài ra, nếu là người đi xin nước thay thì đàn ông phải để lại 9 đồng tiền lẻ, đàn bà 7 đồng tương đương với vía của mỗi người. Ngày trước người ta dùng tiền xu ném xuống giếng, còn bây giờ dùng tiền giấy để trong ngôi miếu thờ "mẹ sữa" cho sạch sẽ”, bà Sót cho biết thêm.

Sau khi làm lễ - xin âm dương được phép từ "mẹ sữa", người xin sẽ đến bên giếng lấy gáo múc nước giếng rồi uống mấy ngụm và có thể dùng can lấy nước mang về nấu cơm hoặc đun lên làm nước uống. Như vậy là lời cầu nguyện sẽ được linh ứng.

“Những người phụ nữ sau khi sinh bị mất sữa, tắc sữa hay ít sữa… tìm đến chiếc giếng thành tâm làm lễ và múc nước ở giếng về uống hoặc nấu ăn sẽ có được bầu sữa căng tròn”, bà Phan Thị Sót (68 tuổi) - người trông coi giếng ở làng cổ Đường Lâm (Hà Nội) cho biết .

 Hàng ngày, có rất nhiều người đến xin nước ở giếng về chữa bệnh mất sữa. Người xin chỉ cần thành tâm làm lễ và mang nước về dùng sẽ khỏi bệnh.

Vừa múc những gáo nước ở giếng đổ vào bình, anh Quang (30 tuổi) ở xã Thụy An (Ba Vì, Hà Nội) cho biết: “Vợ tôi mới sinh cháu được hơn 2 tháng nhưng bị tắc sữa. Nhiều người mách cho mẹ tôi biết chuyện giếng sữa nên hôm nay tôi chở mẹ tôi lên đây xin nước về chữa bệnh cho vợ”.

May mắn chữa khỏi bệnh sau khi xin nước ở giếng sữa, chị Nguyễn Thị Huyền cùng chồng là anh Nguyễn Văn Hoàng ở Ba Vì mang lễ quay lại tạ “mẹ sữa”. Chị Huyền vui vẻ chia sẻ: “Tôi sinh cháu được gần 4 tháng nhưng ít sữa, cháu bé hay bị đói và quấy khóc. Được người quen mách bảo, hôm vừa rồi tôi có đến xin nước ở giếng về uống và nấu cháo ăn. Ba hôm sau thì thấy sữa nhiều hơn và cháu cũng ít quấy khóc. Nay tôi cùng chồng có sắm sửa ít đồ lễ nên để lễ tạ “mẹ sữa” vì đã chữa khỏi bệnh cho tôi”.

“Những người phụ nữ sau khi sinh bị mất sữa, tắc sữa hay ít sữa… tìm đến chiếc giếng thành tâm làm lễ và múc nước ở giếng về uống hoặc nấu ăn sẽ có được bầu sữa căng tròn”, bà Phan Thị Sót (68 tuổi) - người trông coi giếng ở làng cổ Đường Lâm (Hà Nội) cho biết .

 Những người ở xa đi xin nước thay cho người bị bệnh thường nhờ bà Sót múc nước hộ.

Cũng có những người ở nơi xa đến xin nước, khi về có sữa gọi điện lại báo tin mừng cho bà Sót. Bà nhớ lại: “Có một cô gái tên Lan người ở Nam Định sau sinh bị ít sữa lên đây xin nước cùng với mẹ chồng. Hôm có sữa, cô ấy gọi điện lại báo tin mừng rỡ vô cùng và hứa sẽ quay lại làm lễ tạ”.

Ông Dương Hữu Phương, trưởng thôn Cam Lâm cho biết: “Nghe chuyện về chiếc giếng sữa kỳ lạ của làng, năm 1965, đã có một đoàn các nhà khoa học đến thăm rồi lấy mẫu nước về nghiên cứu, nhưng kết quả thế nào thì không được thông báo đến người dân. Chỉ biết từ đó đến nay, hàng ngàn người vẫn đến đó xin nước về chữa bệnh mất sữa và kết quả vẫn rất khả quan”.

Theo Triệu Quang(MTG)