Loại rau không thể thiếu trên mâm cơm của người Nhật, người Việt nên ăn để sống thọ!

Rong biển có nguồn gốc từ thực vật với lượng protein cao và calo thấp. Đây là một trong những thực phẩm đang nằm trong xu hướng ăn uống lành mạnh được nhiều người ưa chuộng hiện nay.

 là những dạng tảo mọc ở biển, được xem là món quà quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Từ lâu, rong biển đã là thực phẩm chủ yếu trong chế độ ăn của nhiều người châu Á, đặc biệt trong ẩm thực Nhật Bản, rong biển đã trở thành nguyên liệu chính trong mỗi bữa ăn. Người dân Nhật cũng đặc biệt yêu thích món ăn từ thiên nhiên này vì nó ít calo, nhiều chất xơ và khoáng chất rất tốt cho sức khỏe.

Tại Nhật Bản có rất nhiều loại rong biển khác nhau, nhiều màu sắc từ đỏ, xanh lá cây đến nâu, đen... được dùng để chế biến ra đa dạng các món ăn gắn liền với cuộc sống hàng ngày của người dân, từ nước dùng dashi, đến salad, súp và sushi.

Tại Việt Nam có 88 loài rong biển giá trị kinh tế, với khoảng 900.000ha diện tích tiềm năng trồng rong biển. Tuy nhiên, việc trồng rong ở nước ta vẫn còn sơ khai.

loai-rau-khong-the-thieu-tren-mam-com-cua-nguoi-nhat-nguoi-viet-nen-an-de-song-tho

Ảnh minh họa

Rong biển có hàm lượng vitamin A gấp 2-3 lần so với cà rốt. Rong biển chứa nhiều vitamin B2, vitamin C và canxi cần thiết cho quá trình thúc đẩy trao đổi chất của cơ thể, làm vết thương mau lành. I-ốt trong rong biển là khoáng chất quan trọng với tuyến giáp và ngăn ngừa bệnh bướu cổ. Các axit béo trong rong biển có tác dụng khống chế cholesterol trong máu, kiểm soát huyết áp.

6 lợi ích của rong biển với sức khỏe

Rong biển giúp tăng cường sức khỏe tuyến giáp

Rong biển thường chứa lượng i ốt dồi dào giúp tuyến giáp hoạt động bình thường. Đây là một khoáng chất cần thiết cho việc sản xuất hormone tuyến giáp có tác dụng làm quá trình trao đổi chất trong cơ thể diễn ra thuận lợi.

Rong biển tốt cho hệ tiêu hóa

Polysacarit sunfat trong rong biển giúp tăng sự phát triển của vi khuẩn trong đường ruột và tăng axit béo ngắn hạn giúp niêm mạc ruột khỏe mạnh. Hơn thế nữa, với hàm lượng chất xơ dồi dào, rong biển còn có lợi cho hệ tiêu hóa.


Rong biển giúp giảm cân

Chất xơ có trong rong biển có khả năng làm hạn chế tình trạng thèm ăn. Các nghiên cứu cho thấy rằng rong biển chứa chất alginate có tác dụng ức chế quá trình hấp thụ chất béo. Ngoài ra, chất fucoxanthin có trong rong biển, có khả năng đốt cháy mỡ thừa.

Rong biển giúp cải thiện huyết áp

Rong biển có khả năng giúp giảm huyết áp và cũng có tiềm năng để giảm cholesterol LDL (cholesterol xấu). Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tiêu thụ rong biển có thể có lợi cho sức khỏe tim mạch.

loai-rau-khong-the-thieu-tren-mam-com-cua-nguoi-nhat-nguoi-viet-nen-an-de-song-tho

Ảnh minh họa

 

Rong biển giúp kiểm soát lượng đường trong máu

Việc tiêu thụ rong biển có tác động tích cực đối với việc kiểm soát lượng đường trong máu và ngăn chặn sự tăng đột ngột của đường huyết sau bữa ăn.

Rong biển giúp giảm nguy cơ loãng xương

Rong biển chứa fucoidan, một hợp chất chống oxy hóa, ngăn chặn sự phân hủy xương do gốc tự do gây ra. Nó cũng bảo vệ nguyên bào xương và ngăn chặn tế bào chết do stress oxy hóa. Rong biển còn cung cấp vitamin K và canxi, hỗ trợ sức khỏe xương.

Rong biển ăn bao nhiêu là đủ?

Mặc dù rong biển có một số lợi ích cho sức khỏe nhưng Thư viện Y khoa Quốc gia Mỹ vẫn khuyến nghị người dân nên tránh ăn quá nhiều. Bởi việc chứa quá nhiều iốt có thể có tác động tiêu cực đến tuyến giáp và làm trầm trọng thêm các triệu chứng như: lo lắng, mệt mỏi, khó chịu.

Theo khuyến cáo, mỗi người trưởng thành chỉ nên ăn tối đa 100g rong biển trong một ngày và nên phân chia khẩu phần ăn rong biển thành nhiều bữa ăn trong ngày thay vì ăn trong một bữa.

Ngoài ra, một số loại rong biển có nhiều kim loại nặng như thủy ngân, asen và chì. Do đó, người dùng cần kiểm tra kỹ bảng thành phần trước khi sử dụng thực phẩm bổ sung từ rong biển.

5 nhóm người không nên ăn rong biển

loai-rau-khong-the-thieu-tren-mam-com-cua-nguoi-nhat-nguoi-viet-nen-an-de-song-tho

Ảnh minh họa

Người mắc bệnh tiêu hóa: Rong biển chứa nhiều loại polysaccharide khó tiêu hóa, vì vậy có thể gây khó chịu bụng và các triệu chứng như tiêu chảy, buồn nôn.

Người mắc bệnh cường giáp: Hàm lượng cao i-ốt trong rong biển dễ khiến tình trạng bệnh cường giáp thêm trầm trọng.

Người đang bị mụn nhọt, phát ban: Rong biển có thể gây kích ứng da ở một số người, gây ngứa ngáy, mẩn đỏ và mụn nhọt.

Người đang bị bướu cổ: Những người đã bị bướu cổ cần tránh tiêu thụ lượng i-ốt cao và rong biển có thể tăng nguy cơ tình trạng này.

Người đang bị vấn đề về thận: Rong biển chứa một lượng lớn kali, có thể gây hại cho những người mắc bệnh thận.

Theo GiaDinh