Người dễ bị tế bào ung thư tấn công thường có 5 điểm chung khi ăn uống

Ăn uống là việc chúng ta phải làm hàng ngày, nhưng những thói xấu khi ăn có thể hình thành ung thư cũng như dẫn đến hàng loạt các vấn đề về sức khỏe khác.

Liên minh Quốc tế Chống Ung thư cho rằng hơn 80% bệnh ung thư có liên quan đến thói quen sinh hoạt không lành mạnh, nếu không chú ý duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh, ung thư sẽ dễ dàng phát triển theo thời gian.

1. Ăn uống thất thường

Nhiều người do tính chất công việc bận rộn nên thường xuyên ăn uống thất thường, bỏ bữa sáng, không có khung giờ nghỉ ngơi, ăn uống cô định mỗi ngày. Việc này sẽ vô tình khiến dạ dày tổn thương, kéo dài có thể xuất hiện các vấn đề về dạ dày thậm chí dẫn đến ung thư.

Nhiều người tuy ăn đủ 3 bữa mỗi ngày nhưng thời gian ăn uống không đều đặn. Điều này cũng khiến chu kỳ hoạt động của đường tiêu hóa trở nên bất ổn, lâu dần cũng sẽ dẫn đến những vấn đề về đường tiêu hóa.

nguoi-de-bi-te-bao-ung-thu-tan-cong-thuong-co-5-diem-chung-khi-an-uong

2. Thường xuyên ăn vặt vào đêm khuya

Nhiều người mắc ung thư thường có thói quen thích ăn vặt vào đêm khuya. Bởi những đồ ăn đêm thường là những thực phẩm chứa nhiều chất béo, cay và chứa nhiều muối cũng như các chất phụ gia khác. 


 Cùng với đó, việc đi ngủ ngay sau khi ăn no có thể tạo gánh nặng cho đường tiêu hóa, gây ra các triệu chứng khó chịu ở dạ dày như trào ngược axit, chướng bụng... kéo dài có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng. Đồng thời, việc ăn khuya cũng dễ gây mất ngủ, chất lượng giấc ngủ suy giảm cũng là một trong những yếu tố tăng nguy cơ gây ung thư.

Không chỉ ăn vặt vào đêm khuya, việc ăn tối quá muộn cũng không có lợi trong việc kiểm soát lượng đường trong máu, gây bệnh tiểu đường.

3. Ăn quá no

Việc ăn quá no có thể làm tăng nguy cơ béo phì cũng như gây tổn hạu cho các cơ quan tiêu hóa như dạ dày, tuyến tụy. Kéo dài có khả năng dẫn dến ung thư. 

nguoi-de-bi-te-bao-ung-thu-tan-cong-thuong-co-5-diem-chung-khi-an-uong

Bác sĩ y khoa người Nhật Takuji Shirasawa cho biết, nếu ăn quá nhiều sẽ khiến dạ dày khó để tiêu hóa hết và dẫn đến việc thức ăn tồn đọng lại trong ruột quá lâu, độc tố không được loại bỏ mà tích tụ lâu dài. 70 - 90% bệnh nhân ung thư đại thực trành có liên quan đến thói quen ăn uống không lành mạnh.

Ăn quá nhiều thường khiến máu lưu thông khắp cơ thể kém do tập trung nhiều ở vùng bụng để phục vụ quá trình tiêu hóa. Điều này sẽ gây ra hiện tượng phù nề, thiếu năng lượng và gây ra nhiều biểu hiện khó chịu khác, dễ làm rối loạn chức năng đường ruột và gây táo bón. Quá trình trao đổi chất, đào thải độc tố ra khỏi cơ thể cũng bị trì trệ, dễ gây ra các hiện tượng viêm nhiễm cho cơ thể.

4. Thường thích uống rượu trong khi ăn

Nhiều người thường có thói quen uống nhiều rượu bia trong khi ăn để tăng cảm giác ngon miệng. Tuy nhiên, Acetaldehyde, chất chuyển hóa trung gian của rượu được công nhận là chất gây ung thư. Người uống rượu lâu ngày sẽ dẫn đến quá trình sửa chữa DNA xảy ra bất thường và tỷ lệ mắc ung thư cao hơn.

Uống rượu lâu dài có thể làm tăng tỷ lệ mắc ung thư gan, ung thư dạ dày, ung thư tuyến tụy, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư thanh quản, ung thư thực quản và các bệnh ung thư khác.

5. Không thích ăn rau xanh

nguoi-de-bi-te-bao-ung-thu-tan-cong-thuong-co-5-diem-chung-khi-an-uong

Những người đặc biệt thích sử dụng những thực phẩm chứa nhiều chất béo, đồ chua, đồ hun khói... và ít dùng rau xanh có thể làm tăng nguy cơ gây ung thư. Rau xanh có thể cung cấp một lượng lớn vitamin và chất xơ dồi dào, giúp quá trình đào thải độc tố, chữa lành tổn thương tế bào trở nên thuận lợi cũng như hạ lipid máu, ngăn ngừa ung thư.

Cùng với đó, những loại thực phẩm này khi được chiên rán với nhiệt độ cao sẽ vô tình tạo ra các chất gây ung thư như amin dị vòng và benzopyrene. Nếu sử dụng quá nhiều sẽ làm tăng nguy cơ ung thư.

Không chỉ vậy, không ít hàng quán ngoài đường thường sử dụng những loại dầu ăn gia công kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ cũng như thường sử dụng lại dầu chiên qua nhiều lần có thể sản sinh ra nhiều chất gây ung thư.

Theo GiaDinh