Sự tích tiền lì xì vào ngày Tết

Theo quan niệm của nhiều người, những bao lì xì đỏ sẽ mang lại may mắn và nhiều điều tốt lành trong năm mới. Bao lì xì thường là màu đỏ hoặc vàng vì đa số người Trung Hoa đặc biệt ưa thích màu này.

Những phong bao lì xì đã là một phần không thể thiếu của Tết Nguyên đán. Mỗi độ xuân về, nhà nhà lại nhộn nhịp những chiếc phong bao đỏ mừng tuổi cho trẻ nhỏ, người già.. cầu mong an lành, may mắn. Tuy vậy, bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao lại có tục lì xì vào ngày Tết? Hãy cùng tìm hiểu về sự tích của tục lệ cổ truyền này qua bài viết dưới đây nhé!

Sự tích của việc lì xì vào năm mới

Su-tich-tien-li-xi-vao-ngay-Tet

Tục lì xì bắt nguồn từ Trung Quốc, tương truyền xa xưa, có một con yêu quái chuyên xuất hiện vào đêm Giao thừa, thích xoa đầu những đứa trẻ đang ngủ ngon giấc làm chúng bị sốt cao hoặc trở nên ngớ ngẩn. Vì thế những gia đình có con nhỏ phải thức cả đêm để canh không cho yêu quái làm hại con mình.

Có một gia đình nhà nọ ngoài 50 tuổi mới sinh được một mụn con trai. Tết năm ấy, có 8 vị tiên dạo qua nhà cho biết rằng chú bé này sẽ gặp họa với yêu quái. 8 vị tiên đã biến thành 8 đồng tiền bằng đồng, dặn cha mẹ cậu bé đem gói những tiền ấy vào một mảnh giấy đỏ, đặt bên cạnh gối đứa bé. Khi con quái vật đến, những đồng tiền lóe lên làm nó thất kinh phải bỏ chạy.

Câu chuyện này cứ lan truyền khắp nơi và người này học tập người kia. Qua năm tháng, thay vì gói bằng giấy đỏ, người ta nghĩ ra chiếc phong bao đỏ và biến phép trừ tà này thành tục mừng tuổi trẻ nhỏ mỗi dịp Tết đến.


Theo quan niệm của nhiều người, những bao lì xì đỏ sẽ mang lại may mắn và nhiều điều tốt lành cho năm mới. Bao lì xì thường là màu đỏ hoặc vàng vì người Hoa đặc biệt ưa thích màu này, bởi nó tượng trưng cho sức sống, hạnh phúc và may mắn.

Phong tục lì xì các nước

Su-tich-tien-li-xi-vao-ngay-Tet

Tại Nhật Bản, những chiếc phong bao lì xì lại có màu chủ đạo là trắng với những kiểu dáng ngộ nghĩnh. Ở ngoài mỗi bao lì xì sẽ ghi tên người nhận. Người Nhật gọi lì xì là Otoshidama.

Su-tich-tien-li-xi-vao-ngay-Tet

Người Malaysia lại dùng bao lì xì có màu xanh lá cây vì nó gắn liền với tín ngưỡng đạo Hồi.

Su-tich-tien-li-xi-vao-ngay-Tet

Người Hàn Quốc gọi tục lì xì là Sabae. Ông bà và người lớn tuổi thường mừng tuổi cho con cháu với hy vọng một năm mới tốt lành. Hiện nay, tiền mừng tuổi có thể là phiếu quà tặng ở nhiều gia đình.

Su-tich-tien-li-xi-vao-ngay-Tet

Tại Đài Loan, số tiền trong bao lì xì nhất định phải là số chẵn. Bởi theo quan niệm của người dân nơi đây, những con số chẵn mang ý nghĩa cát tường.

Với những người Trung Quốc tại Singapore ngày nay, thay vì mừng tuổi tiền giấy, họ dùng phiếu quà tặng, ngân phiếu, vé xe tháng, tem hoặc tiền xu để làm món quà đầu năm. Một số người Hoa trẻ ở Singapore lì xì cho cha mẹ bằng một bữa cơm tại nhà hàng hoặc một chuyến du lịch.

Người Hồng Kông quan niệm năm mới nên cái gì cũng phải mới và tiền trong bao lì xì cũng không phải ngoại lệ. Năm nào cũng vậy, luôn có hàng dòng người đổ xô chờ đổi tiền mới. Thế nên cứ mỗi dịp đầu năm, các ngân hàng ở Hồng Kông đều in tiền mới để phục vụ cho dịp Tết.

Tại Việt Nam, họa tiết, màu sắc của những bao lì xì cũng khá đa dạng nhưng chủ yếu vẫn là đỏ, vàng, đại diện cho sự may mắn, tốt lành. Mỗi dịp năm mới, người lớn sẽ lì xì cho trẻ nhỏ và con cháu cũng mừng tuổi ông bà, cha mẹ.

Theo Hồng Ánh (Thegioitre)